Trong truyền thống của Do Thái Giáo thì Ê-xơ-tê là người nữ cực kỳ ảnh hưởng. Trong số 24 cuốn sách của Kinh thánh tiếng Do Thái, thì có hai cuốn được đặt tên cho phụ nữ chính là sách Ru -tơ và sách Ê-xơ-tê. Sách Ê-xơ-tê gồm 10 chương, trong đó chúng ta khám phá câu chuyện hấp dẫn về Ê-xơ-tê.
Tên của Ê-xơ-tê theo Kinh Thánh là Ha-đa-sa ( Ê-xơ-tê 2:7 ), tên này trong tiếng Do Thái có nghĩa là “myrtle; cây mai” đây cũng là một trong 4 loài mà người Do Thái dùng vào Lễ Lều Tạm ( nhành cây rậm trong Lê-vi-ký 23:40 ). Tên Ê-xơ-tê trong tiếng Do Thái có nghĩa là “sao mai” ngôi sao của sáng sớm. Trong tiếng Do Thái, Ê-xơ-tê có liên quan đến từ gốc có nghĩa là “ẩn”, vì sự can thiệp siêu nhiên của Đức Chúa Trời ẩn trong toàn bộ sự kiện. Dù sách Ê-xơ-tê không nhắn đến Chúa, tất cả những gì người ta thấy là một câu chuyện kịch tính về những âm mưu cung đình, nhưng đằng sau mọi diễn biến đều được bàn tay của Ngài hướng dẫn mật thiết.
Truyền thống Do Thái cho biết Ê-xơ-tê chín là một trong số bốn phụ nữ đẹp nhất trên thế giới, cùng với Sa-ra (mẫu hệ đầu tiên), Ra- háp (người che chở cho các gián điệp của Giô- suê ở Giê-ri-cô) và A-bi-gai (vợ khôn ngoan của Vua Đa-vít ). (Megillah 15a.) Trên thực tế, điều này cũng được phản ánh trong tên gọi tiếng Ba Tư là E-xơ-tê, có nghĩa là “ngôi sao buổi sáng”, vì cô ấy đẹp như những quả cầu trên trời. ( Megillah 13a ).
Theo truyền thống Do Thái thì Ê-xơ-tê cũng là một nữ tiên tri, Talmud liệt kê bảy nữ tiên tri, của Do Thái là Sarah, Miriam , Deborah , Hannah , Abigail, Huldah và… Esther! ( Megillah 14b. ). Midrash 11 của người Do Thái nói rằng Vua Đa-ri-út vị vua trong sách Đa-ni-ên chính là con trai của Ê-xơ-tê. Theo Talmud , vua Đa-ri-út cũng giống như Si-ru, vị vua đã cho phép xây dựng Đền Thánh thứ hai ở Jerusalem . ( Rosh Hashanah 3b. ).
Ê-xơ-tê được lớn lên trong nhà của người bà con Mạc-đô-chê của cô , người đã nhận cô về sau khi mẹ và cha cô đều qua đời. ( Ê-xơ-tê 2:5-7). Mạc-đô-chê trong truyền thống Do Thái chính là nhà lãnh đạo khôn ngoan và uyên bác của đất nước Do Thái vào thời điểm đó. Trái với suy nghĩ của nhiều người, Mạc-đô-chê chính là anh họ của Ê-xơ-tê ( Ê-xơ-tê 2:7 ). Theo đó Ê-xơ-tê là một người thuộc dòng dõi Hoàng gia. Ê-xơ-tê là con gái của Avichayil, con trai của Kích, hậu duệ của Vua Sau-lơ , người có cha cũng mang tên Kích.
Dòng dõi của vị vua đầu tiên của Israel, vua Sau-lơ lần đầu được nhắc đến trong II Sa-mu-ên 9:1“Bấy giờ, có một người Bên-gia-min, tên là Kích, con trai A-bi-ên, cháu Xê-rô, chắt Bê-cô-rát, chít A-phi-ác, là con trai của một người Bên-gia-min. Kích vốn một người dõng sĩ,” “Nê-rơ sanh Kích; Kích sanh Sau-lơ” ( I Sa-mu-ên 8:33 ). Bởi vì vua Sau-lơ phạm lỗi tha cho vua A-ga người A-ma-léc mà ông đã đánh mất vương quốc của mình.
Một thời gian sau, “Ở tại kinh đô Su-sơ, có một người Giu-đa, tên là Mạc-đô-chê, con trai của Giai-rơ, cháu của Si-mê-i, chắt của Kích, người Bên-gia-min;” ( Ê-xơ-tê 2:5 ). Mạc-đô-chê, một người khác thuộc dòng dõi Kích, cũng chính là anh họ của Ê-xơ-tê, vị hoàng hậu được Chúa dùng để cứu dân tộc Do Thái khỏi sự diệt chủng.
SỰ LIÊN QUAN KỲ LẠ GIỮA DÒNG DÕI CỦA HAI VỊ VUA.
Khi dân tộc Do Thái bị lưu đày, vào thời điểm của Mạc đô-chê thì dân tộc Do Thái bị hãm hại và đối mặt với sự diệt chủng bởi một người mang tên là Ha-mam. Ê-xơ-tê 3:1 cho biết về dòng dõi của người này như sau “Ha-man, con trai của Ham-mê-đa-tha, người A-gát,”
A-gát là danh hiệu phổ biến của các bậc vua chúa A-ma-léc, cũng giống như tên gọi “pha-ra-ôn” của Ai-cập. Cụ thể hơn, đây chính là A-ga, tên gọi của vị vua A-ma-léc bị vua Sau-lơ đã bắt và tha chết. Vị vua này sau đó bị Sa-mu-ên giết chết và sự bất tuân của Sau-lơ đã là cớ để Chúa lìa bỏ Sau-lơ ( I Sa-mu-ên 15:1-35). Sử gia Josephus gọi Ha-man đó chính là người A-ma-léc dòng dõi của A-gát, vị vua mà Sau lơ đã không giết.
Còn Mạc-đô-chê cùng với Ê-xơ-tê thuộc dòng dõi Kích; cũng từ dòng dõi này mà chúng ta có Sau-lơ, con trai của Kích thuộc chi phái Bên-gia-min; vua Sau-lơ đã mất vương quốc của mình vì không vâng lời Chúa quét sạch người A-ma-léc, mà tha chết cho vua A-ga!
Ha-man, một người A-ma-léc thuộc dòng dõi vị vua được tha chết A-ga. bấy giờ đã tìm cách tiêu diệt dân Do Thái. Lúc này đây, Chúa lại dùng một người cũng thuộc dòng dõi hoàng gia Kích, dòng dõi của vua Sau-lơ là Ê-xơ-tê để giải cứu dân tộc Do Thái. Vì vậy câu nói “…song nào ai biết rằng chẳng phải vì cớ cơ hội hiện lúc nầy mà ngươi được vị hoàng hậu sao?” càng rõ ràng hơn hết cho sự tể trị của Chúa nhằm cho cơ hội để dòng dõi của Kích chuộc lại lỗi lầm của mình.
Mạc-đô-chê đã nói “vì nếu ngươi làm thinh trong lúc nầy đây, dân Giu-đa hẳn sẽ được tiếp trợ và giải cứu bởi cách khác, còn ngươi và nhà cha ngươi đều sẽ bị hư mất;”? Mạc-đô-chê rõ ràng đã không trực tiếp nói đến cha của Ê-xơ-tê nhưng Mạc-đô-chê rõ ràng đã nói đến nhà của cha cô, nhà của Kích – Nhà của Sau-lơ, một dòng dõi hoàng gia khác ở Israel. Ê-xơ-tê và Mạc-đô-chê đã được giao trách nhiệm chuộc lại lỗi lầm của các thế hệ trước. A-ma-léc phải bị tiêu diệt, và chi phái Bên-gia-min phải làm điều đó!
Câu chuyện của hai thế hệ này là hình ảnh thấy được của sự nhân từ Chúa, trong Chúa có cơ hội để mọi người quay trở lại để có thể được chuộc khỏi mọi lỗi lầm của mình bởi sự chết của một dòng dõi vị vua khác nữa.
Dòng dõi của Giu-đa mà từ đó chúng ta có một vị vua đời đời là Chúa Cứu Thế Jesus.
Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam
Comentarios