Vào đêm trước khi Chúa Jesus bị bắt, Chúa đã dự Lễ Vượt Qua, tại đó Chúa đã ban Tiệc Thánh cho các sứ đồ và dặn rằng phải giữ lấy điều này (tiệc thánh) để nhớ đến Ta. Căn phòng Chúa dự Lễ Vượt Qua cũng như ban tiệc thánh cũng được Chúa chỉ dẫn cách kỳ diệu để các môn đồ có thể tìm thấy. Kinh Thánh chép “Ngày thứ nhất về lễ ăn bánh không men, là ngày giết chiên con làm lễ Vượt Qua, các môn đồ thưa cùng Đức Chúa Jêsus rằng: Thầy muốn chúng tôi đi dọn cho thầy ăn lễ Vượt Qua tại đâu? Ngài sai hai môn đồ đi, và dặn rằng: Hãy vào thành, sẽ gặp một người xách vò nước; cứ theo sau, hễ người vào nhà nào, các ngươi sẽ nói cùng chủ nhà ấy rằng: Thầy phán: Cái phòng ta sẽ dùng ăn lễ Vượt Qua với môn đồ ta ở đâu? Chính kẻ đó sẽ chỉ cho các ngươi một cái phòng lớn trên lầu có đồ đạc sẵn sàng, hãy dọn tại đó cho chúng ta. Vậy, hai môn đồ đi ra mà vào thành, gặp mọi điều như lời Ngài đã phán, rồi dọn lễ Vượt Qua.” Mác 14:13-16.
Ngày nay căn phòng mà Chúa đã ban Thánh Lễ Tiệc Thánh mang tên là Cenacle nằm trên núi Zion tại Jerusalem. The Cenacle xuất phát từ “cenaculum” trong tiếng La tinh có nghĩa là “phòng ăn”, hay còn gọi là nhà Tiệc Thánh (Tiệc Ly theo tiếng của Công Giáo). Đây là một căn phòng nằm trong khu được gọi là lăng mộ của Vua Đa Vít, người Do Thái cho rằng bên dưới chính là mộ của Vua Đa Vít. Căn phòng này nằm ở tầng trên của một toà nhà hai tầng nằm gần nhà thờ Dormition, phía nam Cổng Ziôn gần ngay bức tường thành cổ Jerusalem.
Theo truyền thống ban đầu của Kitô giáo, thì “phòng cao” này là nhà của Mary, mẹ của Giăng Mác. Giăng Mác chính là người đã viết sách Mác và truyền thống công giáo cũng tin rằng đây chính là thanh niên đã trần truồng chạy trốn, bỏ lại chiếc áo bằng vải lanh, khi Chúa Giê-su bị bắt trong vườn tại Ghết-sê-ma-nê , một sự kiện mà ông ghi lại trong Mác 14:51.
Ngôi nhà này là nơi gặp gỡ của những người theo Chúa Giê-su. Nó nằm bên trong các bức tường thành của Jerusalem, và là nơi cư trú của những cư dân giàu có nhất. Người ta cũng tin rằng đây cũng là ngôi nhà mà Phi-e-rơ đã đến sau khi một thiên sứ của Chúa thả ông ra khỏi nhà tù. Công vụ 12: 12-16.
Căn phòng Tiệc Thánh này cũng là nơi mà người ta tin rằng đó chính là phòng cao được chép trong Công vụ 1:13. Chính tại phòng cao này Đức Thánh Linh đã giáng lâm trong kỳ lễ các tuần lễ hay chúng ta thường gọi là lễ ngũ tuần.
Trong các cuộc khảo cổ bởi cộng đồng Kito Giáo trong thế kỷ thứ nhất tại Jerusalem, người ta đã tìm thấy nhưng mảnh thạch cao với những hình vẽ mà một trong số đó có tên của Chúa Jesus. Vì vậy mà người ta tin rằng đây cũng chính là địa điểm của nhà thờ Thiên Chúa Giáo đầu tiên tại Jerusalem và trên thế giới.
Ngày nay toà nhà Cenacle có mái vòm theo phong cách Gothic, đây là sự phục hồi của nhà nguyện Thập tự chinh được xây dựng vào thế kỷ 12 như một phần của Nhà thờ Đức Mẹ Núi Zion.
Trong số các chi tiết kiến trúc của thời kỳ Thập tự chinh là một cột đá cẩm thạch mảnh mai nâng đỡ một tán đá ở góc tây nam. Trên đỉnh cột được chạm khắc trên thủ đô là hình ảnh hai chú chim bồ nông non đang bú máu mẹ chúng lấy ra từ vú mình, đây là hình ảnh tượng trưng cho hình ảnh Chúa Kitô hiến máu để cứu rỗi nhân loại.
Địa điểm của phòng cao Cenacle cũng là nơi thánh đầu tiên mà các tu sĩ dòng Phanxicô có được. Nơi này được mua vào năm 1335 “sau những cuộc thương lượng khó khăn và chi phí khổng lồ” nhờ nỗ lực của Vua Robert và Nữ hoàng Sancia của Naples. Ngày nay, các cấu trúc xung quanh “phòng cao” trên thực tế là tàn tích của tu viện thời trung cổ dòng Phanxicô.
Những ngày này, chúng ta đang ở trong kỳ Lễ Vượt Qua của Do Thái giáo cũng như Thương Khó và Phục Sinh của Kito Giáo. Nguyện xin Chúa ở cùng với quý con cái Chúa một kỳ lễ phước hạnh, bình an trong Chúa.
Mục vụ Do Thái
Comments