Thứ ba, ngày 7 tháng 3 năm 2023 nhằm ngày 14 tháng Adar năm 5783 theo lịch Do Thái Giáo. Ngày này tại Israel ngày nay chinh là ngày đầu tiên của Lễ Purim, một kỳ lễ được thiết lập trong Kinh Thánh sách chương 9. Lễ này được truyền lại “để khiến cho họ [người Do Thái] hằng năm giữ ngày mười bốn và mười lăm của tháng A-đa,” ( Ê-xơ-tê 9:21 ).
Ngày lễ Purim ngày vui mừng của người Do Thái, Purim 2022 bắt đầu vào lúc hoàng hôn thứ Tư, ngày 16 tháng Ba. Ngày này được lập nên nhằm kỷ niệm sự giải cứu của Chúa đối với người Do Thái trong đế chế Ba Tư cổ đại. Vào thời điểm đó, kẻ thù nghịch của người Do Thái là Haman định giết dân Do Thái nên “…họ gởi các thơ bởi lính trạm cho các tỉnh của vua, đặng dạy biểu rằng nhằm ngày mười ba tháng mười hai, tức là tháng A-đa, phải trừ diệt, giết chết và làm cho hư mất hết thảy dân Giu-đa trong một ngày đó, vô luận người già kẻ trẻ, con nhỏ hay là đàn bà, và cướp giựt tài sản của chúng nó.” Ê-xơ-tê 3:13.
Theo Kinh Thánh thì “người ta cứ theo chữ Phu-rơ, mà gọi các ngày đó là Phu-rim.” Ê-xơ-tê 9:26 từ “Phu-rơ, nghĩa là bỏ thăm, để trừ diệt và phá hủy chúng đi.” Ê-xơ-tê 9:24. Theo nghĩa đen của từ Purim trong tiếng Ba Tư cổ đại thì từ Purim có nghĩa “bỏ thăm” ở ở dạng số nhiều.
Lịch sử của ngày lễ Purim được sách Ê-xơ-tê ghi lại như sau. Vào thế kỷ thứ 4 TCN, Vua A-suê-ru của đế chế Ba Tư cai trị trên 127 vùng đất, trong đó có có dân tộc Do Thái. Khi vua A-suê-ru đã xử tử hoàng hậu Vả Thi vì không tuân theo lệnh của mình, ông đã sắp xếp một cuộc thi sắc đẹp để tìm một hoàng hậu mới. Một cô gái Do Thái tên là Ê xơ tê đã được lòng vua và trở thành Hoàng Hậu mới.
Vào lúc đó, bởi vì Mạc-đô-chê vì đã đã bất chấp mệnh lệnh của nhà vua và không chịu cúi đầu trước Haman nên Haman ghét người Do Thái vừa được bổ nhiệm làm thủ tướng của đế chế tên là Mạc-đô-chê, thủ lĩnh của người Do Thái (và là anh họ của Ê-xơ-tê). Haman vô cùng tức giận, và ông thuyết phục nhà vua ban hành một sắc lệnh ra lệnh tiêu diệt tất cả người Do Thái vào ngày 13 của Adar, một ngày được chọn bởi một cuộc bốc thăm mà Haman thực hiện.
Đứng trước sự diệt chủng, Mạc-đô-chê đã kêu gọi tất cả người Do Thái ăn năn, kiêng ăn và cầu nguyện với Đức Chúa Trời . Trong khi đó, Ê-xơ-tê yêu cầu nhà vua và Haman cùng cô dự tiệc. Trong một bữa tiệc sau đó, Ê-xơ-tê tiết lộ cho vua biết mình là người Do Thái và dân tộc mình bị Ha-man muốn giết. Vua tức giận vì vậy Haman bị treo cổ, Mạc-đô-chê được bổ nhiệm làm thủ tướng thay ông. Ngay sau đó một sắc lệnh mới được ban hành, cho phép người Do Thái quyền tự vệ trước kẻ thù của họ.
Vào ngày 13 của Adar, người Do Thái đã huy động và giết chết nhiều kẻ thù của họ. Vào ngày 14 của Adar, họ nghỉ ngơi và ăn mừng. Tại thủ đô Shushan, họ mất thêm một ngày để hoàn thành công việc.
Bởi vì điều đó mà “Mạc-đô-chê ghi chép các điều nầy, và gởi thơ cho hết thảy dân Giu-đa ở trong các tỉnh của vua A-suê-ru, hoặc gần hay xa, để khiến cho họ hằng năm giữ ngày mười bốn và mười lăm của tháng A-đa, vì trong ngày và tháng ấy dân Giu-đa đã thoát khỏi kẻ thù nghịch mình và được bình an, sự đau đớn đổi ra mừng rỡ, và ngày buồn thảm hóa ra ngày lễ; lại bảo họ lập thành ngày tiệc yến và vui mừng, gởi cho lẫn nhau những lễ vật, và bố thí cho người nghèo khổ..” Ê-xơ-tê 9:20-22 “Bởi cớ đó, người ta cứ theo chữ Phu-rơ, mà gọi các ngày đó là Phu-rim.” Ê-xơ-tê 9:26.
Theo đúng phong tục Do Thái thì ngày 14 tháng Adar người Do Thái sẽ đồng loạt cử hành lễ Purim. Có một điều đặc biệt là vào những năm nhuận của người Do Thái thì người Do Thái có hai tháng được gọi là Adar, Adar I và Adar II. Nếu nhằm vào năm đó thì lễ Purim được tổ chức vào Adar thứ hai, nhưng ngày 14 Adar I vẫn là một ngày vui, được gọi là Purim Katan ( Purim nhỏ ).
Theo phong tục Do Thái, trước đó một ngày (ngày 13 tháng Adar) người Do Thái sẽ đọc sách Ê-xơ-tê kể về phép lạ Purim và sẽ tiếp tục được đọc vào ngày hôm sau. Trong kỳ lễ người ta sẽ tặng quà bằng tiền cho ít nhất 2 người nghèo và gởi 2 phần quà là thực phẩm cho ít nhất một người. Ngoài ra theo phong tục thì ngày lễ Purim cũng là ngày mà người Do Thái sẽ mặt những bộ đồ hóa trang và ăn với nhau món ăn truyền thống của lễ Purim là bánh hamantaschen (hay oznay Haman) đây là loại bánh ngọt ba góc có nhân hạt anh túc hoặc một loại nhân ngọt khác.
Khi gặp nhau trong kỳ lễ này, người Do Thái sẽ chào nhau lời chào với lời chúc “ Purim hạnh phúc ”.Trong tiếng Do Thái, người ta sẽ nói “ chag Purim sameach ” (חג פורים שמח). Trong tiếng Yiddish, (tiếng Do Thái ở Trung và Đông Âu), người ta sẽ nói “ ah freilichen Purim ” (א פרייליכן פורים).
Ngoài phép màu về sự sống sót của người Do Thái trước những kẻ thù, lễ Purim còn tôn vinh sự quan phòng của Đức Chúa Trời trong mọi khía cạnh của thế giới này. Mặc dù không có phép lạ công khai nào được ghi lại trong sách Ê-xơ-tê, nhưng dưới sự tể trị của Chúa, sự giải cứu đã diễn ra hơn cả một phép màu.
Sắc lệnh của Haman đã xúc tác một sự phục hưng tinh thần trong người Do Thái. Khi người Do Thái đang sống giữa những người Ba Tư, đắm mình trong văn hóa của họ thì điều này đã buộc người Do Thái phải trở lại với Kinh Thánh và với Đức Chúa Trời. Chính nhờ sự thức tỉnh tâm linh này mà Chúa đã cứu rỗi dân tộc họ.
Xin Chúa giúp để chúng ta luôn tỉnh thức với Chúa vì ngày của Chúa đã gần rồi.
Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam.
Commentaires