Tabgha, vùng đất nằm trên bờ biển phía tây bắc của biển Ga-li-lê, ngay dưới chân Núi các Mối phúc. Tabgha cách Ca-phác-na-um khoảng 3 km về phía Tây Nam . Tên Tabgha là một cách phát âm sai trong tiếng Ả Rập của từ Heptapegon trong tiếng Hy Lạp (có nghĩa là “bảy suối”).
Tại vùng đất này Chúa Giê-xu đã làm một phép lạ được biết đến nhiều nhất trong Kinh Thánh đó là phép lạ hóa bánh cho 5000 người ăn không kể đàn bà và trẻ em.
Ngoài ra nơi đây cũng được nhớ đến như là nơi mà Chúa Giê-xu đã hiện ra lần thứ ba sau khi Chúa Phục Sinh và Chúa đã trao quyền cho Phi-e-rơ sau khi Ngài hỏi Phi-e-rơ ba lần “Ngươi yêu ta chăng”
Theo như Kinh Thánh được chép trong Giăng 21, khi Chúa Giê-su hiện ra với các môn đồ lần thứ ba sau khi ngài sống lại trên bờ Biển Ga-li-lê. Đêm hôm trước, Phi-e-rơ và một số môn đồ khác đã đánh cá cả đêm nhưng không bắt được gì. Buổi sáng, Chúa xuất hiện trên bờ và bảo họ quăng lưới bên phải thuyền. Họ đã làm theo lời và đã bắt được nhiều cá đến mức không thể kéo lưới trở lại thuyền.
( tảng đá nơi người ta tin rằng Chúa nướng bánh và cá cho các môn đồ )
Khi đó Phi-e-rơ mới nhận ra đó chính là Chúa Giê-su. Ông đã nhanh chóng nhảy ra khỏi thuyền để lội vào bờ gặp Ngài và các môn đồ khác kéo lưới theo thuyền vào sau.. Khi họ vào bờ, Chúa Giê-su đã chuẩn bị sẵn bếp lửa than, cá và bánh mì cho các môn đồ (Giăng 21: 9).
Vào khoảng năm 381, người Tây Ban Nha hành hương Egeria đã đến thăm địa điểm này và đã tìm thấy nơi có một số tảng đá mà họ tin rằng đây chính là nơi Chúa đã đứng khi Chúa hiện ra sau khi sống lại.(Giăng 21: 4). Bên hồ hiện nay tại nhà thờ vẫn những bậc thang cắt bằng đá được Egeria nhắc đến là nơi "nơi Chúa đã đứng." Người ta không biết chúng được chạm khắc khi nào, nhưng có thể vào thế kỷ thứ 2 hoặc thứ 3 khi khu vực này được khai thác đá vôi.
Bên dưới các bậc thang là sáu khối cột đôi hình trái tim được gọi là Twelve Thrones để nhớ đến 12 vị sứ đồ. Điều này như là sự tượng trưng mà Kinh Thánh có chép về họ trong Lu-ca 22:30: "các ngươi được ăn uống chung bàn trong nước ta, và được ngồi ngai để xét đoán mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên.
Vào thế kỷ thứ 4 tại đây đã có một nhà thờ được xây dựng trên địa điểm này. Nhà thờ có kích thước và hình dạng gần giống với Nhà thờ Nhân Lên từ Bánh và Cá ban đầu. Ngày nay, tại chân tường của nhà nguyện ở phía tây vẫn còn nhìn thấy rõ ràng ở ba mặt các bức tường của nhà thờ cuối thế kỷ 4.
Giống như nhà thờ ban đầu, nhà nguyện hiện đại là sự kết hợp của một phần tảng đá được gọi là Mensa Christi (tiếng La Tinh có nghĩa là Bàn của Chúa) Tảng đá này thông ra bên ngoài bờ hồ Ga-li-lê. Đây là nơi Chúa Giê-su được cho là đã phục vụ các môn đồ một bữa sáng bằng cá sau khi họ lên bờ (Giăng 21: 9).
Vào thế kỷ thứ 9, nhà thờ được coi là Nơi chứa than dầu, nơi này được để cập đến lần đầu tiên vào năm 808 sau Công Nguyên. Nhà thờ tồn tại lâu hơn bất kỳ nhà thờ nào khác trong khu vực, và cuối cùng đã bị phá hủy vào năm 1263. Nhà nguyện Franciscan hiện nay được xây dựng trên địa điểm này vào năm 1933.
Địa điểm này còn là nơi Chúa Giê-su phục chức Phi-e-rơ (sau ba lần ông phủ nhận Chúa Giê-xu khi bị đóng đinh) bằng lời “Hãy chăn chiên của ta” (Giăng 21: 15-19). Bởi điều đó mà người ta tin rằng tại nơi này Chúa đã trao quyền tối thượng cho Phi-e-rơ hay là trao quyền sứ đồ trưởng cho Phi-e-rơ. Chính vì vậy mà nhà thờ này mang tên là Church of the Primacy of St Peter ( Nhà thờ tối thượng quyền Phê-rô) tên này được Giáo hội Công giáo giải thích như là nơi để trao quyền cho Giáo hoàng (với tư cách là người kế vị của Peter) đối với Giáo hội toàn thế giới.
Ngày nay, bên cạnh nhà thờ, trong khung cảnh sân vườn, có khu vực được thiết kế để thờ có thể nhóm lại. Ngoài ra ngay cạnh bờ hồ Ga-li-lê còn có một bức tượng đồng hiện đại là hình ảnh Chúa Giê-su ủy thác Phi-e-rơ để chăn chiên của Chúa.
Nhà thờ Church of the Primacy of St Peter ( Nhà thờ tối thượng quyền Phê-rô) là một nơi tuyệt vời để du khách có thể tham quan, và nhớ lại sự ủy thác của Chúa đối với cuộc đời của mỗi một con người chúng ta.
Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam.
Commentaires