Giê-ru-sa-lem thật xứng đáng là thành phố trung tâm của thế giới cả trong thuộc linh lẫn hiện thực. Đây là trung tâm của các tôn giáo lớn trên thế giới, trung tâm của trái đất, đây là nơi diễn ra phần lớn những gì đang có trong Kinh Thánh tân ước, ngay cả cái tên của thành phố này cũng ý nghĩa không kém.
Tên thành phố Jerusalem, hay Yerushalayim trong tiếng Do Thái, lần đầu được nhắc đến trong Giô suê 10:1 “..A-đô-ni-Xê-đéc, vua Giê-ru-sa-lem,…”. Dầu rằng tên thành phố không được nhắc đến trong Năm Sách của Môi-se nhưng tên Giê-ru-sa-lem lại có nguồn gốc từ năm sách này với hai nữa được ghép lại.
Yerushalayim — cụ thể hơn chính là Núi Đền —nơi Áp-ra-ham bởi đức tin đã dâng con trai mình là Y-sác cho Chúa. Khi Chúa nhìn thấy đức tin của Áp-ra-ham là thật, Thiên sứ Chúa đã đến để phán bảo ông “Thiên-sứ phán rằng: Đừng tra tay vào mình con trẻ và chớ làm chi hại đến nó; vì bây giờ ta biết rằng ngươi thật kính-sợ Đức Chúa Trời, bởi cớ không tiếc với ta con ngươi, tức con một ngươi. Áp-ra-ham nhướng mắt lên, xem thấy sau lưng một con chiên đực, sừng mắc trong bụi cây, bèn bắt con chiên đực đó dâng làm của lễ thiêu thay cho con mình. Áp-ra-ham gọi chỗ đó là GIÊ-HÔ-VA DI-RÊ.” Sáng thế ký 22:12-14. Từ yireh (Di-rê, phiên âm) trong tiếng Do Thấy có nghĩa là “xem thấy”. Từ yireh chính là từ đầu tiên của tên Yerushalayim, tên của Jerusalem.
Khi chúng ta xem trong Sáng thế ký về câu chuyện của Áp-ra-ham sau khi giải cứu Lót và Áp-ra-ham được chào đón bởi " Mên-chi-xê-đéc, vua Sa-lem, sai đem bánh và rượu ra. Vả, vua nầy là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời Chí Cao, chúc phước cho Áp-ram và nói rằng: Nguyện Đức Chúa Trời Chí Cao, là Đấng dựng nên trời và đất, ban phước cho Áp-ram!” Sáng thế ký 14:18-19. Mên-chi-xê-đéc là người mà Hê-bơ-rơ 7:1-4 có chép “Vả, Mên-chi-xê-đéc đó là vua của Sa-lem, thầy tế lễ của Đức Chúa Trời rất cao, … theo nghĩa đen tên vua ấy, trước hết là vua sự công bình, lại là vua của Sa-lem nữa, nghĩa là vua bình an; người không cha, không mẹ, không gia phổ;không có ngày đầu mới sanh, cũng không có ngày rốt qua đời, như vậy là giống Con Đức Chúa Trời”. Từ Shalem trong tiếng Do Thái có nghĩa là bình an, từ này có có nhiều ý nghĩa khác nữa. Có một truyền thống cổ xưa của người Do Thái cho rằng Mên-chi-xê-đéc chính Shem, con trai của Noah.
Tại chính nơi Áp-ra-ham dâng con trai mình, tại thành phố Sa-lem cổ xưa cuối cùng tên Jerusalem, hay Yerushalayim chính là tên được ghép từ hai nữa: : Yireh + Shalem = Yerushalayim.
Kinh Midrash của Do Thái có nói “Nếu tôi gọi nơi này là Yireh như Áp-ra-ham, thì người công chính Shem sẽ phàn nàn. Nếu tôi gọi nó là Shalem, thì Áp-ra-ham công chính sẽ buồn lòng. Vì vậy, sẽ đúng hơn, nếu tôi sẽ gọi nó là Yerushalayim, và cái tên đó sẽ chứa cách gọi của cả hai người: Yireh Shalem.”
Bạn thấy đấy, ở cấp độ linh hồn, Jerusalem không chỉ là một mảnh đất đồi núi hay một dấu chấm trên bản đồ. Jerusalem có một vị trí đặc biệt trong mỗi người chúng ta, nơi chúng ta là một với Đức Chúa Trời và hòa hợp sâu sắc với sự hiện diện của Ngài.
Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam.
Comments