CÁC PHONG TỤC CỦA NGƯỜI DO THÁI TRONG LỄ LỀU TẠM.
top of page
Tìm kiếm

CÁC PHONG TỤC CỦA NGƯỜI DO THÁI TRONG LỄ LỀU TẠM.



Lễ Lều Tạm là kỳ nghĩ tràn ngập niềm vui, trong bảy ngày, một lều tạm phủ đầy cành cây trở thành trung tâm cuộc sống của người Do Thái, ở đó họ sẽ thắp nến, thưởng thức các bữa ăn lễ hội và làm nhiều những phong tục độc đáo. Dưới đây là một số các phong tục mà người Do Thái làm trong kỳ Lễ Lều Tạm.


1. DỰNG LỀU TẠM


Ngay sau đại lễ chuộc tội thì đêm hôm đó người ta đã có thể bắt đầu dựng lều tạm để dùng cho lễ lều tạm. Lều tạm thường được dựng ngoài trời, có nhiều những cành cây phủ lên và trang trí bằng 4 loại cây mà Kinh Thánh hướng dẫn. Có nhiều nguyên tắc, yêu cầu khác nhau về lều tạm, để đảm bảo đúng chuẩn thì người ta thường nhờ các giáo sĩ Do Thái chứng nhận.


Trong thời Nê-hê-mi có nhắc đến cách mà người ta dựng lều tạm “Chúng thấy có chép trong luật pháp rằng Đức Giê-hô-va cậy Môi-se phán rằng dân Y-sơ-ra-ên phải ở trong nhà lều đương lúc lễ tháng bảy; và chúng phải hô truyền trong các thành và tại Giê-ru-sa-lem nghe, rằng: Hãy đi kiếm trong núi những nhánh ô-li-ve và nhánh ô-li-ve rừng, những nhánh cây sim, những tầu lá kè, và những nhánh cây rậm, đặng làm những nhà lều, y như đã chép. Dân sự bèn đi ra đem các lá ấy về, mỗi người đều làm nhà lều trên nóc nhà mình, ngoài sân mình, trong hành lang của đền Đức Chúa Trời, nơi phố của cửa Nước, và nơi phố của cửa Ép-ra-im.” Nê-hê-mi 8:14-17.


2. ĐÓN TIẾP 7 VỊ KHÁCH ĐẶC BIỆT, VÔ HÌNH.


Có một phong tục của người Do Thái được gọi là Ushpizin là tiếng Aramaic có nghĩa là “khách”. Vào 7 ngày này họ tin là sẽ đón tiếp 7 vị khách đặc biệt, là ‘tổ phụ sáng lập’ của dân tộc Do Thái, những người này sẽ đến thăm họ trong lều tạm, mỗi người một ngày trong bảy ngày của lễ hội. Những người khách đó là Áp-ra-ham, Y-sác, Gia Cốp, Môi-se, A-Rôn, Giô-Sép và Đa-Vít.


Một số các dòng Do Thái còn có thêm “khách” Ushpizata là các người nữ lãnh đạo Sa-ra, Ru-tơ, Rê-bê-ca, Mi-ri-am, Đê-bô-ra, Tha-ma và Ra-chên. Một số dòng khác lại mời các khách nữ vô hình khác với trên như tiên tri Hu-dai, A-bi-gai…


3. NHẢY MÚA VUI MỪNG


Vào thời của Đền Thánh , có một phong tục độc đáo là rảy nước lên bàn thờ mỗi ngày trong Lễ Lều Tạm, kèm theo đó là sự vui mừng lớn, bao gồm múa đuốc và tung hứng kéo dài suốt đêm. Đỉnh điểm là cuộc diễu hành đến nơi dòng sông được lấy nước để rảy lên bàn thờ. Ngày nay, người Do Thái thường phong tục hát và nhảy mỗi đêm trong Lễ Lều Tạm để tưởng nhớ. Đó là lý do mà chúng ta thường thấy các nhóm người Do Thái, mặc trang phục truyền thống nhảy múa cách đông đúc khắp mọi nơi.


4. BỐN LOẠI THỰC VẬT DÙNG ĐỂ THỜ PHƯỢNG


Theo như Kinh Thánh thì “Bữa thứ nhứt, các ngươi phải lấy trái cây tốt, tàu chà là, nhành cây rậm và cây dương liễu, rồi vui mừng trong bảy ngày trước mặt Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của các ngươi.” Lê vi ký 23:40 chính vì vậy mà người Do Thái thường dùng BỐN LOẠI THỰC VẬT là một loại chanh leo (etrog, citron ) cùng một bó gồm tàu lá cây chà là, hai cây dương liễu và ba cây hadasim ( một họ với cây tầm xuân ) cuộn thành một bó và dùng trong sự thờ phượng. Theo như Kinh Thánh thì điều này làm trong ngày đầu tiên nhưng ngày nay người Do Thái dùng trong cả 7 ngày, để cầu nguyện và thờ phượng trong Hội Đường hay tại nhà riêng.



5. HOSHANA VÀ HOSHANOT RABBAH.


Vào các buổi cầu nguyện người Do Thái cầm etrog ( một loại chanh leo ) cùng với 3 loại cây được viết phía trên. Họ sẽ vừa đi và đọc chùm thi thiên Hallel (Thi thiên 113-118) vừa cầu nguyện và cầm bốn loại này trong tay vẫy quanh các bục chứa Kinh Thánh Torah, nghi thức này được gọi là Hoshana. Vào ngày thứ bảy của Lễ Lều Tạm nghi thức này được gọi là Hoshana Rabbah, nghĩa đen là “Hoshana vĩ đại”, được đặt tên như vậy vì có nhiều lời cầu nguyện Hoshanot được dâng lên vào ngày này. Đây được coi là ngày mà phán quyết cuối cùng về những gì xảy đến trong năm của Đức Chúa Trời, được đưa ra đối với Rosh Hashanah ( Năm mới ) và Yom Kippur ( Lễ chuộc tội ), được hoàn tất. Đây cũng là ngày Chúa quyết định lượng mưa mà người Do Thái sẽ nhận được trong năm tới. Để nhớ lại các thầy tế lễ sẽ đi vòng quanh bàn thờ Đền thờ bảy lần vào ngày này, người Do Thái cũng đi vòng quanh hội đường bảy lần và cầu nguyện thêm.


Sau đó, có một phong tục cổ xưa do các nhà tiên tri A-ghê , Xa-cha-ri và Ma-la-chi thiết lập để lấy một nắm aravot (cành dương liễu), đọc một lời cầu nguyện đặc biệt và đập chúng xuống đất.


6. NGÀY LỄ TIẾP ĐẾN NGÀY LỄ.


Ngay sau bảy ngày của Sukkot, người Do Thái bước vào Shemini Atzeret ( ngày hội thứ 8) và Simchat Torah ( Vui mừng với Kinh Thánh Torah ) . Ở Diaspora, kỳ nghỉ này kéo dài hai ngày; ở Israel, nó được giới hạn trong một ngày.đây là ngày hoàn thành chu kỳ đọc Torah hàng năm và bắt đầu chu kỳ mới. Nó được đánh dấu bằng việc ca hát và nhảy múa sôi nổi trong nhà hội. Đây là trường hợp duy nhất về một ngày lễ của người Do Thái đến ngay sau một ngày lễ khác.


Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam.



bottom of page