HÀNH TRÌNH CỦA NGÔN NGỮ - CÁCH YESHUA (GIÔ-SUÊ) TRỞ THÀNH CHÚA JESUS.
top of page
Tìm kiếm

HÀNH TRÌNH CỦA NGÔN NGỮ - CÁCH YESHUA (GIÔ-SUÊ) TRỞ THÀNH CHÚA JESUS.


 



“Thông thường, khi tên được chuyển ngữ thì về mặt âm thanh, người ta dùng những từ có cùng âm thanh địa phương để thay thế. Vì lý do đó mà cái tên Moshe trở thành Moses, Ya'akov trở thành Jacob. Sau đó Ya'akov trải qua nhiều lần thay đổi mà tên đó trở thành James bằng tiếng Anh, Santiago trong tiếng Tây Ban Nha và Jacques bằng tiếng Pháp!”

 

LÀM THẾ NÀO MÀ TÊN YESHUA TRỞ THÀNH JESUS?

 

Vào thế kỷ thứ nhất thì những tên nam phổ biết nhất tại Giu-đa và vùng Ga-li-lê là Shim'on (Simon), Yosef (Joseph), Yehudah (Judah hoặc Judas), và Yochanan (John). Ở vị trí thứ năm trong các tên phổ biến đó chính là Yeshua (phát âm là ye-SHOO-ah) và El'azar (Lazarus). Tên Yeshua (Giô-suê) trong ngôn ngữ Hebrew là Yehoshua (יְהוֹשֻׁעַ  ), có nghĩa là “Yahweh; Đức Chúa Trời là sự cứu rỗi”. Trong ngôn ngữ hiện đại thì có nghĩa là “Yahweh là Chúa”.

 

Ở Đất Thánh vào thời Chúa Jesus thì tiếng A-ram chính là ngôn ngữ giao tiếp, tiếng Hebrew được gọi là Lishon Hakadosh (Ngôn ngữ Thánh) chỉ đươc sử dụng trong việc thờ phượng và cầu nguyện hàng ngày. Yeshua là phiên bản tiếng Ả Rập của tên Yehoshua (Joshua) trong tiếng Do Thái. Đến thời của Nê-hê-mi, thì Giô-suê thường được gọi là Yeshua, con trai của Nun (tên này được dùng trong Nê-hê-mi 8:17).

 

Tại vùng đất Galilê, Samaria, và xứ Giu-đê , phát âm của tên Yeshua không có vấn đề đối với những người nói tiếng Aram, những người thường đọc Kinh Thánh và cầu nguyện bằng tiếng Hebrew. Nhưng bên ngoài Đất Thánh, khi Tin Lành được lan truyền nó đã trở thành vấn đề. Rắc rối xảy ra khi dân ngoại tại La Mã nói tiếng Hy Lạp và tiếng La tinh, họ không thể phát âm tiếng “Yeshua”. Vì tên đó không chứa những “âm” trong ngôn ngữ của họ.

 

Do đó, khi các sách Phúc âm được viết bằng tiếng Hy Lạp, các nhà truyền giáo đã gặp một vấn đề thực sự về việc làm thế nào họ có thể chuyển tên Chúa Cứu Thế sang tiếng Hy Lạp. Không giống như tiếng Hy Lạp, tất cả các chữ cái trong bảng chữ cái Aramaic-Hebrew đều là phụ âm. Vì vậy, trong suốt thời kỳ La Mã, Yeshua đã trở thành tên Hy Lạp “Iesous”. Vì người La Mã thích nhấn trọng âm thứ hai từ âm tiết cuối cùng nên tên này phát âm là yay-SOOS và được dùng trong khi tiếng Hy Lạp vẫn là còn ngôn ngữ thống trị.

 

Sau vài thế kỷ, tiếng Hy Lạp mất đi vị trí của mình khi tiếng Latinh thay thế. Cuối thế kỷ thứ tư, linh Mục Jerome đã dịch Kinh Thánh từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Latinh (bản dịch được gọi là Vulgate ). “Iesous” trong tiếng Hy Lạp đã trở thành Iesus và được phát âm là YAY-soos.

 

Đến thế kỷ 14, khi Kinh Thánh được chép bằng tay trong các tu viện, các linh mục đã kéo dài chữ I ban đầu thành chữ J. Có lẽ những linh mục đầu tiên làm điều này là người Đức, bởi vì chữ j trong ngôn ngữ đó phát âm giống với chữ y trong tiếng Anh. Do đó, cái tên Iesus đã phát triển thành dạng chữ viết quen thuộc là Jesus vào thế kỷ 17.

 

Phát âm tên “Iesus” lúc đó vẫn là YEE-sus,nhưng trong tiếng Latinh phụng vụ thì cách phát âm của nó vẫn là YAY-soos. Khi người Norman xâm lược nước Anh vào năm 1066, họ đã mang theo ngôn ngữ Pháp. Vì cả người Anglo-Saxon và người Norman đều không nhượng bộ ngôn ngữ của họ cho nhau, nên cả hai đã kết hiệp và trở thành tiếng Anh hiện đại. Người Norman ảnh hưởng đến cách phát âm của chữ cái đầu tiên của tên bắt đầu bằng chữ I cách điệu trông giống như chữ J. Họ mang cách phát âm tiếng Pháp của j (zh), phát triển thành âm tiếng Anh là j. Ban đầu “Jesus”  phát âm là JAY-zus, sau đó đã phát triển thành JEE-zus, và dùng cho đến ngày nay.

 

Bắt đầu là Yeshua trong tiếng A-ram, trở Jesus trong ngôn ngữ ngày nay. Nhưng, dù thế nào đi nữa, ý nghĩa của nó vẫn không thay đổi. Yeshua (Giô-suê) hay Jesus với nghĩa “Yahweh là sự cứu rỗi” vẫn là sự cứu chuộc cho những ai tin vào Danh Chúa.

 

Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam

 

Mục vụ Do Thái

Mục vụ Do Thái là một mục vụ chính thức của Hội thánh Lời Sự Sống Việt Nam. Chúng tôi tin rằng dân tộc Do Thái là tuyển dân của Đức Chúa Trời và mọi cơ đốc nhân đều có phần trách nhiệm cầu nguyện và giúp đỡ họ

Đăng ký nhận bản tin

  • Facebook - Black Circle
  • YouTube - Black Circle
  • Twitter - Black Circle

© 2020 Mục vụ Do Thái của Hội thánh Lời Sự Sống Việt Nam |  Điều khoản sử dụng  |   Chính sách riêng tư

bottom of page