Hội Thánh Tin Lành Lời Sự Sống – Thời xưa những thầy tế lễ rất giàu nên cả hai nơi, nhà thờ nơi Giăng sinh và ngôi nhà nơi Mary gặp Elizabet cũng thuộc về đất của thầy tế lễ Xa-cha-ri là cha của Giăng.
Ở đây có một bức tường ghi bản thánh ca tin mừng theo nhiều thứ tiếng khác nhau, trong đó có cả tiếng việt y như lời Ma-ry ca ngợi Chúa trong Lu-ca 1: 46-55.
Trong khu nhà thờ có nơi mà Mary-Elizabet gặp nhau
Giăng được sinh ra trước Chúa khoảng 6 tháng nên khi Hê-rốt giết các trẻ em Do Thái dưới 2 tuổi thì ngay cả Giăng cũng bị ảnh hưởng bởi lệnh này. Kinh Thánh chỉ chép cha mẹ đưa Chúa Giê-su đi lánh nạn ở Ê-díp-tô ( Ma-thi-ơ 2 :14 ) còn Giăng thì không chép gì trong thời điểm đó. Nhưng tại trong nhà thờ này có bức tranh miêu tả thiên sứ Chúa che mắt lính La Mã cứu Giăng và còn trưng bày hòn đá nơi Giăng trốn lúc hai tuổi.
Trong nhà thờ có một bức tranh do họa sĩ người Ý vẽ, tranh rất đẹp nhưng trong đó có một bản ông vẽ chính bản thân mình vào đó. Điều hay là ông vẽ mình mặt áo Veston theo thời hiện đại để ai có thể nhìn ra, trong khi mọi người đều trang phục thời Do Thái cổ.
Sau khi thăm các nơi di tích của Giăng thì mọi người đến nơi Chúa chịu khổ hình và sống lại sau ba ngày. Nơi Chúa sinh ra được thăm vào những ngày cuối cùng vì Chúa sinh ra không ở tại Giê-ru-sa-lem mà tại là Na-xa-rét.
Vào thứ sáu, người Do Thái tính ngày mới bắt đầu từ 12h00 ngày hôm nay và sang 12h00 ngày hôm sau, vậy nên nửa ngày thứ 6 hôm nay là bắt đầu ngày Sa-bát. Mộ Chúa nằm trong khu vực phía đông thành Giê-ru-sa-lem nên vào ngày Sa-bát, nơi này rất đông người Hồi Giáo đi cầu nguyện. Và vì ngày Sa-bát sắp đến nên xe nhanh chóng di chuyển và vì cấm đường và phải đổ ở nơi cố định chứ không được vào trong. Mọi người phải đi bộ vào.
Comments