NGUYÊN NHÂN GIÀU CÓ CỦA NGƯỜI DO THÁI
top of page
Tìm kiếm

NGUYÊN NHÂN GIÀU CÓ CỦA NGƯỜI DO THÁI




Người Do Thái trên thế giới nổi tiếng không chỉ vì họ là những người thông minh nhất trên thế giới mà người Do Thái là một trong những nhóm người giàu có nhất ở trên thế giới. Ngay trong thời kỳ cổ đại, ông tổ đầu tiên của người Do Thái là Áp-ra-ham thì Kinh Thánh chép “Vả, Áp-ram rất giàu có súc vật, vàng và bạc.” Sáng thế ký 13:2. Những thế hệ kế tiếp sau đó trong dòng dõi người Do Thái từ Áp-ra-ham cũng vẫn là người giàu có và ảnh hưởng. Đến thời kỳ lưu đày tại Ai cập thì Giô-sép như là người khai sinh ra nghành ngân hàng đầu tiên trên thế giới, với việc thu vào và bán ra mà ông đã làm cho đất nước Ai-cập giàu có và vượt qua nạn đói kém. Khi nói về nghành ngân hàng thì ngày nay người Do Thái thường tự hào nói đó là nghề của họ.


Trong thời các vua, Sa-lo-môn là người giàu có đến mức mà Kinh Thánh chép là trước và sau ông không có ai bằng, người ta ước tính tài sản của vua Sa-lô-môn trong thời gian ông trị vì vào khoảng 2,2 nghìn tỷ USD. Kinh Thánh chép trong thời kỳ ông sống “Vua làm cho bạc vàng trong Giê-ru-sa-lem ra thường như đá sỏi, và cây bá hương nhiều như cây sung nơi đồng bằng”. II Sử ký 1:15; 9:27.


Ngày nay, phần lớn các nhà tài phiệt, các chủ ngân hàng, những tỉ phú lộ diện hay ngầm ở hầu hết các quốc gia lớn đều là những người Do Thái. Những người Do Thái giàu có này có ảnh hưởng rất lớn đến những đất nước mà họ sinh sống.


Dưới đây là một số các nguyên nhân giúp người Do Thái trở nên giàu có.


DÂN TỘC ĐƯỢC LỰA CHỌN.


Có thể nói nguyên nhân chính đó chính là dân tộc Do Thái là dân tộc được chúc phước. Dân tộc Do Thái chính là dân chọn của Đức Chúa Trời, khi Áp-ra-ham bởi đức tin mà đi theo Chúa thì Chúa hứa ban cho ông trở nên một nguồn phước, vì vậy cho đến ngày nay người Do Thái vẫn là một nguồn phước cả thuộc linh lẫn về vật chất. Người Do Thái tin rằng các nguồn của sự giàu có đến từ nơi Chúa “Đức Giê-hô-va làm cho nghèo nàn, và làm cho giàu có;” I Sa-mu-ên 2:7 vì vậy người Do Thái tin vào Chúa, thờ phượng và làm theo những gì Kinh Thánh chỉ dạy.


KHÔNG CHỈ TRI THỨC.


Người Do Thái không chỉ coi trọng tri thức, mà họ còn có những lý do thôi thúc họ làm giàu, một trong những lý do đó là họ coi tiền bạc như là phương tiện để bảo vệ mình và dân tộc mình. Thực tế chứng minh, trong thời kỳ phân tán, lưu vong, bị kỳ thị, bị xua đuổi phần nào đó tài chính cũng giúp cho họ vượt qua được những giai đoạn khó khăn.


Người Do Thái vốn nổi tiếng với hai bản năng, kiếm tiền và làm cho tiền sinh ra tiền. Họ cũng nổi tiếng về sự giàu có, vì điều này cũng mang đến rắc rối từ những nơi họ sống. Hoàn cảnh ở các nơi họ sống cũng khiến cho họ sáng tạo ra nhiều biện pháp làm giàu, người Do Thái cũng là những người rất siêng năng trong công việc, trong mọi việc của họ, họ luôn nỗ lực làm được tốt nhất. Người Do Thái có một câu nói “Bánh không tự nhiên từ trên trời rơi xuống” họ cho rằng mọi thứ không xảy ra ngẫu nhiên, nếu không đủ nỗ lực, đừng mong có được điều tốt đẹp nào do đó, không biết cách suy nghĩ cho tương lai, bạn sẽ không thể có tương lai. Từ đó họ nghĩ ra công thức nổi tiếng: Thời gian + Hành động = Của cải.


Người Do Thái dù đi làm thuê hay làm ăn riêng họ luôn biết nhìn xa trông rộng, vạch ra chiến lược để làm giàu. Người Do Thái cũng nổi tiếng là những người biết tiết kiệm tiền bạc. Người Đức có câu ngạn ngữ “Chẳng con dê nào không có râu, chẳng người Do Thái nào không có tiền để dành.”


Kinh Talmud của người Do Thái có chép “mọi người phải yêu kính Chúa bằng toàn bộ trái tim, cuộc đời và của cải của mình”, đây cũng là khác biệt so với các tôn giáo khác. Người Do Thái tin rằng Chúa muốn họ giàu có để có thể phụng sự Chúa, giúp họ thoát khỏi chiến tranh và làm nhiều những điều khác.


LÀM TỪ THIỆN VÀ LÀM TỪ THIỆN


Nhưng với người Do Thái, giàu có hay tiền bạc không phải là tất cả, người Do Thái giàu có luôn sống giản dị, tiết kiệm và đặc biệt là họ luôn làm từ thiện. Chính việc làm từ thiện là điều khiến họ trở nên giàu có. Warren Buffett trong thời kỳ hiện đại là một tấm gương, ông sống giản dị, chuyên làm từ thiện và cho đi hết tài sản của mình. Không một gia đình người Do Thái nào là không có quỹ từ thiện trong nhà, họ dành ít nhất là 10% tài sản để làm từ thiện, làm hằng ngày đặc biệt là trong các dịp lễ.


Với người Do Thái thì việc “yêu Chúa với tất cả của cải của mình” nghĩa là phải dùng tài sản của mình theo cách của Chúa, chia cho người nghèo, làm những việc tốt. Do Thái Giáo coi làm giàu là bổn phận, là có trách nhiệm to lớn đối với xã hội: họ không được bóc lột người nghèo mà phải chia một phần tài sản của mình để làm từ thiện. Họ không chỉ khiến bản thân trở nên giàu có mà còn có tư duy giúp đỡ nhau để tất cả cùng giàu lên, không có ai nghèo khổ.


KHÔNG THAM LAM, TRỘM CẮP.


Hai trong số mười điều răn căn bản của người Do Thái nói đến việc không trộm cắp, không tham lam. Chính vì vậy mà người Do Thái luôn theo đuổi sự chính trực, uy tín trong làm ăn. Theo Kinh Talmud,“Của tôi là của tôi, của anh là của anh” thì đó là quan điểm của một người bình thường Theo đó nếu nói “Của tôi là của anh, của anh là của tôi” thì là kẻ ngu ngốc; Nếu một người nói “Của tôi là của anh và của anh là của anh” thì đó là một người ngoan đạo; còn ai nói “Của anh là của tôi và của tôi là của tôi” đó chính là kẻ xấu. Người Do Thái thừa nhận quyền tư hữu tài sản là chính đáng, không ai được xâm phạm tài sản của người khác. Chính vì thế mà ngày nay nhiều nơi ở Do Thái người ta vẫn tuân thủ đất đai có từ xa xưa của những người khác.

Trong kinh Talmud của họ đã viết rằng: "Không ai được phép dùng tài sản của mình để làm hại kẻ khác và không ai được trộm cắp tài sản người khác; tài sản của một người nhưng không phải chỉ là của người đó mà phải dùng nó để giúp kẻ khác..."


Người Do Thái cũng ý thức được con người có giới hạn vì vậy mà người Do Thái có câu nói “Dùng tiền bạc để mua thời gian, dùng trí tuệ để đổi lấy biện pháp hiệu quả”. Vì vậy mà người Do Thái thường thông qua việc tăng cường đãi ngộ phúc lợi để tuyển dụng nhân tài, dùng tiền để mua thời gian của họ, đổi lại những nhân tài ưu tú đó có thể kiếm tiền cho mình.


Người Do Thái còn nói: "Người nghèo cũng có thể đứng giữa những người giàu có". Họ không e sợ sự nghèo khó, mà coi nó là cơ hội để vươn lên. Đầu tiên, họ sẵn sàng đi làm thuê cho những người giàu, từ đó xây dựng quan hệ, tích luỹ kinh nghiệm và vốn liếng. Cuối cùng, khi đã có đủ thực lực, họ dùng tiền của mình thuê lại những người tài giỏi và giàu có làm trợ thủ. Đó là lý do giải thích vì sao người Do Thái dù phải lưu lạc khắp thế giới hơn 2.000 năm, thường có thân phận thiệt thòi nhưng ở đâu cũng đều như mầm cây đội đá vươn lên.


LUÔN HỌC TẬP


Người Do Thái luôn đề cao giáo dục và tri thức, luôn cho rằng một người giáo viên thậm chí còn vĩ đại hơn cả quốc vương.

Có một điều đặc biệt là người Do Thái rất yêu quý sách, thậm chí sùng bái sách, coi sách là bảo bối cả đời. Giá sách không được đặt ở đầu giường hay cuối giường, nếu không sẽ bị coi là bất kính với sách.


Luôn coi học tập chính là sự thể hiện của niềm tin vào Thượng Đế. Họ cho rằng: "Học tập là thứ giúp hành vi hướng thiện, là nguồn gốc của đức hạnh". Bởi thế, với họ, kiếm tiền không phải là mục đích đời người mà giáo dục mới là cốt lõi để cải biến số phận.


Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam.


bottom of page