NGÀY NAY TRONG LỊCH SỬ KINH THÁNH - NGÀY SINH VÀ QUA ĐỜI CỦA GIU ĐA TỔ PHỤ CỦA CÁC VỊ VUA ISRAEL.
top of page
Tìm kiếm

NGÀY NAY TRONG LỊCH SỬ KINH THÁNH - NGÀY SINH VÀ QUA ĐỜI CỦA GIU ĐA TỔ PHỤ CỦA CÁC VỊ VUA ISRAEL.




Hôm nay, Thứ ba, ngày 14 tháng sáu năm 2022 nhằm ngày 15 tháng Sivan năm 5782 theo Lịch Do Thái. Ngày hôm nay cũng là ngày Giu-đa, một trong mười hai con trai của Gia-cốp ra đời (1565 TCN) và cũng theo truyền thống Do Thái thì Giu đa qua đời trùng với ngày sinh chính là ngày hôm nay năm 1446 TCN


Giu-đa, con trai thứ tư của Gia-cốp và Lê-a , được sinh ra ở Charan vào ngày 15 tháng Sivan, vào năm 2196 kể từ khi tạo ra (1565 TCN). Ông qua đời vào cùng ngày 119 năm sau, tại Ai Cập. Tên tiếng Do Thái của Giu-đa, Yehudah (יהודה), nghĩa đen là “tạ ơn” hoặc “khen ngợi”, là dạng danh từ của gốc từ YDH (ידה), “cảm ơn” hoặc “khen ngợi.” cùng với từ tiếng Do Thái có nghĩa là "Tôi sẽ ngợi khen", odeh (אודה) có cùng gốc với Yehudah . Sự ra đời của ông được ghi vào Sáng thế ký 29:35; Khi chào đời, Lê-a đã thốt lên, “Lần nầy tôi ngợi khen Đức Giê-hô-va (YHWH); vì cớ ấy, đặt tên là Giu-đa”


Vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, Vương quốc Y-sơ-ra-ên bị vua San-chê-ríp người A-si-ri chinh phục , và mười chi phái bị lưu đày và lưu lạc. Những người Y-sơ-ra- ên duy nhất còn lại là cư dân của Vương quốc Giu-đa, và thuật ngữ " Yehudi " hoặc "Người Do Thái" được dùng để chỉ tất cả dân Y-sơ-ra-ên, bất kể tổ tiên bộ lạc của họ.


Giu-đa đã giữ vai trò lãnh đạo trong việc bán Giô-sép làm nô lệ và trong nỗ lực sau này để bảo vệ Bên-gia-min. Giu-đa đã đóng vai trò quan trọng trong những quyết định của các anh em mình. Ông như là người trưởng nam của Gia cốp, Kinh Thánh chép “Vả, Ru-bên, con trưởng nam của Y-sơ-ra-ên, vì làm ô uế giường của cha mình, nên quyền trưởng tử đã về các con trai Giô-sép, là con trai Y-sơ-ra-ên; dầu vậy, trong gia phổ không chép Giô-sép là trưởng tử;” I Sử ký 5:1.


Theo như người Do Thái thì quyền trưởng nam một phần cũng trao cho Giu đa vì “vì Giu-đa trổi hơn anh em mình, và bởi người mà ra vua chúa; song quyền trưởng tử thì về Giô-sép.” I Sử ký 5:2. Trên giường bệnh, Gia-cốp trao quyền lãnh đạo Y-sơ-ra-ên cho Giu-đa, Gia-cốp đã tuyên bố “Cây phủ việt chẳng hề dời khỏi Giu-đa, Kẻ lập pháp không dứt khỏi giữa chân nó, Cho đến chừng Đấng Si-lô Si-lô, hiện tới, và các dân vâng phục Đấng đó” Sáng 49:10. Điều này cũng thành hiện thực khi dòng dõi của các vị Vua đã bắt đầu từ vua Đa-vít. Nhiều nhà hiền triết vĩ đại và các nhà lãnh đạo của Y-sơ-ra-ên trong suốt các thế hệ lịch sử của người Do Thái, đều liên quan đến dòng dõi nhà Giu-đa. Hơn hết trong đó chính là Chúa Jesus đã sinh ra trong dòng dõi Giu-đa, chính Chúa Giê-su Christ được gọi là “Sư tử của chi phái Giu-đa” (Khải Huyền 5: 5). Chúa là Vua trên muôn Vua và quyền cai trị ở trên Ngài như là cây phủ việt không hề rời khỏi đó.


Giu-đa có năm người con trai: Ê-rơ và Ô-nan (chết mà không có con), Sê-la, hai con của Ta-ma (một trong bốn người nữ được chép trong gia phả Chúa) là Phê-rết và Sê-rách. Con cháu của ba người con của Giu-đã đã thành lập nên chi phái Giu-đa, chi phái đông dân nhất và có uy tín nhất trong số mười hai chi phái của Y-sơ-ra-ên.



Sau cái chết của Vua Sa-lô-môn vào năm 797 TCN, dân Y-sơ-ra-ên chia thành hai vương quốc: mười chi phái thành lập Vương quốc Y-sơ-ra-ên ở phía bắc, với thủ đô Shomron (Sa-ma-ri); chỉ có các chi phái Giu-đa và Bên-gia-min vẫn trung thành với con trai của Sa-lô-môn là Rô-bô-am để thành lập nên Vương quốc Giu-đa ở phía nam, trong các khu vực xung quanh thủ đô Jerusalem.


Sau này, Vương quốc phía Bắc bị A-si-ri chinh phục và mười chi phái sống ở đó bị lưu đày, vương quốc phía bắc bị mất. Tiếp đó vương quốc phía nam là vương quốc của dòng dõi Đa-vít cũng bị chinh phục bởi Nê-bu-cát-nết-sa; những cư dân của Giu-đa cũng bị lưu đày đến Ba-by-lôn.


Sau thời kỳ lưu đày, họ được về Đất Thánh và xây dựng lại Jerusalem cùng với Đền Thờ thứ hai. Như lời chúc phước của Gia cốp “Giu-đa là một sư tử tơ;..” Sáng 49: 9 mà ngày nay người ta xem đó như là một trong những biểu tượng của Jerusalem và đất nước Israel. Theo thời gian, các thuật ngữ "Giu-đe" và "Người Do Thái" - vốn được dùng để chỉ một thành viên của chi phái Giu-đa đã trở thành đồng nghĩa với "người Y-sơ-ra-ên" và dân tộc Do Thái.


Biên tập bởi Mục vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam.


bottom of page