NGÀY NAY TRONG LỊCH SỬ KINH THÁNH – NGÀY THÀNH PHỐ GIÊ-RI-CÔ SỤP ĐỔ VÀ LỊCH SỬ CỦA GIÊ-RI-CÔ
top of page
Tìm kiếm

NGÀY NAY TRONG LỊCH SỬ KINH THÁNH – NGÀY THÀNH PHỐ GIÊ-RI-CÔ SỤP ĐỔ VÀ LỊCH SỬ CỦA GIÊ-RI-CÔ



Hôm nay, thứ sáu, ngày 29 tháng 4 năm 2022 nhằm ngày 28 tháng Nissan năm 5782 theo lịch Do Thái. Ngày hôm nay cũng chính là ngày mà bức tường thành phố Giê-ri-cô nơi mà người ta tin rằng hai xe ngựa có thể đi trên đó đã bị sụp đổ bởi tiếng tiếng kèn và tiếng la lớn ( 1273 BC ).


Ngày nay người ta cũng đã tìm thấy những bằng chứng chứng minh cho câu chuyện này của Kinh Thánh ngay tại di chỉ Tel Jerico. Đây như là bản Kinh Thánh bằng mắt thường được đặt song song với bản chữ viết để người ta có thể trải nghiệm khám phá và tạ ơn Đức Chúa Trời về sự vĩ đại kỳ diệu của chính Ngài. Hãy theo dõi hết bài viết để thấy được tính chính xác đáng kinh ngạc của Kinh Thánh.


Giê-ri-cô, thành phố thấp nhất trên thế giới (800 feet dưới mực nước biển), về mặt khảo cổ, với các cuộc khảo cổ được bắt đầu vào giữ những năm 1800 thì Giê-ri-cô chính là thành phố cổ xưa nhất từng được phát hiện. Do tầm quan trọng của thành phố này trong Kinh Thánh mà Giê-ri-cô chỉ đứng sau Jerusalem về thứ tự khai quật của các nhà khảo cổ.





Trong lịch sử, Giê-ri-cô còn được gọi là “thành phố của những cây cọ” hay là “thành của những cây chà là” (Phục truyền 34:3, Các Quan Xét 1:16;3:13, IISử ký 28:15). Jerico là một thành phố được tưới mát, bởi một con suối lớn gần đó, đây chính là con suối được tiên tri Ê-li-sê làm phép lạ chuyển từ đắng sang ngọt trong II Các Vua 2: 18-22. Tên của Giê-ri-cô trong tiếng Hebrew có gốc Yericho có nghĩa là “hương thơm” nhưng cũng có một giả thuyết cho rằng nguồn gốc của tên thành phố "Jericho" là gắn với từ “mặt trăng” về lịch sử thì Giê-ri-cô xưa là trung tâm thờ thần mặt trăng.


Thành phố Giê-ri-cô được biết đến nhiều nhất bởi sự thất bại của nó, nhưng có một câu chuyện cũng nổi tiếng không kém đó là câu chuyện của các thám tử và người kỵ nữ tên là Ra-háp. Trước khi dân Y-sơ-ra-ên băng qua sông Giô-đanh vào Đất Hứa, Giô-suê đã sai hai thám tử “đi do thám xứ, nhứt là Giê-ri-cô. Vậy, hai người ấy đi đến nhà của một kỵ nữ tên là Ra-háp, và ngụ tại đó.” Giô suê 2:1. Bị phát hiện, họ được dấu trên mái nhà, được đưa ra khỏi thành phố Giê-ri-cô bằng cách dòng dây và đưa họ ra khỏi thành. Ra-háp làm điều đó vì tin Chúa sẽ giúp dân Israel, nàng nhờ họ hứa cứu nàng và gia đình mình. Sau đó cả gia đình nàng đã được cứu.


Để có thể “..hai người leo lên mái nhà, giấu dưới cộng gai mà nàng rải ở trên mái” Giô suê 2:6 thì mái nhà phải phẳng và để có thể “.. dùng một sợi dây dòng hai người xuống nơi cửa sổ, vì nhà nàng ở tại trên vách thành.” Giô-suê 2:15 thì ngôi nhà của cô ấy theo đúng nghĩa đen mà Kinh Thánh chép, nó là một phần của bức tường thành phố. Thật tuyệt vời khi mà người ta phát hiện ra rằng đây là một phương pháp xây dựng cổ đại khá phổ biến. Các bức tường thành phố sẽ “rỗng” và người dân có thể sống bên trong các bức tường. Bởi vì Ra-háp có thể giấu hai thám tử trên mái nhà thì nhà nàng phải ở trên cùng của vách thành, trên đó là nơi có thể quan sát được thành phố và bên ngoài thành phố.


Trước khi dân Y-sơ-ra-ên đến, thành phố Giê-ri-cô đã được xây dựng và củng cố rất vững chắc. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một tháp canh cổ hình trụ khổng lồ tại khu vực này và đây được cho là một trong những tháp cổ nhất trên thế giới từng được biết đến.Ngoài ra thành phố có một hệ thống phòng thủ mạnh mẽ, bao gồm một bức tường bằng đá và gạch vững chắc bao quanh thành phố. Bức tường bằng đá chắn này được xây để nâng đỡ gò đất cao của thành phố, cao khoảng 5 mét, trên đỉnh là một bức tường gạch dày khoảng 2,5 mét và cao 4 mét. ( xem hình mô tả phía dưới ).



Kinh thánh có nói rõ về cách tường thành Giê-ri-cô bị phá. “Đức Giê-hô-va phán cùng Giô-suê rằng: ….Vậy, hết thảy các ngươi, là chiến sĩ, hãy đi vòng chung quanh thành một bận; phải làm như vậy trong sáu ngày. Bảy thầy tế lễ sẽ đi trước hòm giao ước cầm bảy cái kèn tiếng vang; nhưng qua ngày thứ bảy, các ngươi phải đi vòng chung quanh thành bảy bận, và bảy thầy tế lễ sẽ thổi kèn lên. Khi những thầy tế lễ thổi kèn vang, các ngươi vừa nghe tiếng kèn, hết thảy dân sự phải la tiếng lớn lên, thì vách thành sẽ sập xuống, rồi dân sự sẽ leo lên, mỗi người ngay trước mặt mình.” Giô suê 6:2-5. “Vậy, dân sự la lên, và những thầy tế lễ thổi kèn. Vừa khi dân sự nghe tiếng kèn, bèn la lớn lên, và vách thành liền ngã sập, dân sự leo lên thành, mỗi người ngay trước mặt mình. Chúng lấy thành” Giô-suê 6:20 như trong bản Kinh Thánh Do Thái thì dân sự ĐI THẲNG LÊN các bức tường…


Khai quật khảo cổ ngày nay còn thấy rõ phép lạ khi người ta tìm thấy bằng chứng của các bức tường bị sụp đổ hướng ra phía bên ngoài và rơi “thẳng và phẳng” xuống để tạo một con đường mà người ta có thể ĐI THẰNG LÊN để vào trong thành (xem hình ảnh phía dưới). Điều này được coi là bằng chứng và là phép lạ còn thấy cho tới ngày hôm nay. Theo tự nhiên khi thành phố bị tấn công từ bên ngoài thì nếu tường thành bị sụp đổ thường sẽ sụp đổ hướng vào bên trong thành phố, nhưng ở đây tường thành bị sụp đổ hướng ra phía bên ngoài. Ngoài ra, phong cách kiến trúc của các bức tường ở Giê-ri-cô càng khiến cho sự kiện này trở nên thú vị hơn. Theo mô tả phía đoạn trên về tường thành của thành phố Giê-ri-cô thì tường thành dưới được xây bằng đá cứng để nâng gò đất của thành, tường thành bằng gạch, nên khi sụp đổ hướng ra ngoài, gạch đổ xuống đã tạo nên một con đường và từ đó dân Y-sơ-ra-ên “đi vào thành phố”.



Sự sụp đổ đáng kinh ngạc của các bức tường, đã được chứng minh những điều khảo cổ học Giô-suê 6:24 chép “Đoạn, chúng phóng hỏa cái thành, và mọi vật ở trong,..” Ngày nay, các bằng chứng khảo cổ tại Giê-ri-cô cho thấy rõ ràng địa điểm này đã bị tàn phá hoàn toàn bởi lửa. Kinh thánh cho thấy sự hủy diệt của Giê-ri-cô xảy ra vào mùa thu hoạch mùa xuân trong Giô-suê 5: 10-12. Các cuộc khai quật đã cho thấy một lượng lớn ngũ cốc thu hoạch được đựng trong các thùng chứa lớn tại Jericho - bị cháy thành giòn. Đây là điều bất thường; ngũ cốc là một mặt hàng có giá trị cao. Thông thường, những người chiếm lấy thành phố sẽ thu lấy những thực phẩm như thế này khi chiếm lấy thành phố. Nhưng dân Do Thái họ được dặn trong Giô-suê 6:17-19 là hủy diệt hết, không giữ lại gì. Vì vậy, ngay cả những kho chứa ngũ cốc có giá trị cũng bị lửa thiêu rụi và lưu lại những bằng chứng mà ngày nay chúng ta tìm thấy.



Sự sụp đổ của các bức tường, sự tàn phá của thành phổ, những gì còn lại khi thiêu hủy thành phố thậm chí cả mùa thu hoạch mà khảo cổ học đã tìm được ngày nay cho thấy một sự tương đồng đáng kinh ngạc với ghi chép trong Kinh thánh..


Đến thời Các Quan Xét “Dân Y-sơ-ra-ên lại làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va; nên Đức Giê-hô-va khiến Éc-lôn, vua Mô-áp, trở nên cường thạnh để hãm đánh Y-sơ-ra-ên. Vậy, Éc-lôn nhóm hiệp chung quanh mình dân Am-môn và dân A-ma-léc, kéo đi đánh Y-sơ-ra-ên, và chiếm lấy thành Cây Chà Là. Dân Y-sơ-ra-ên bị phục dịch Éc-lôn, vua Mô-áp, trong mười tám năm.” (Các Quan Xét 3: 12-14).


Trong cuộc khai quật do Garstang tiến hành, người ta tim thấy một tòa nhà nguy nga tại Tel Jericho, có niên đại vào thời kỳ của Các Quan Xét và người ta tin rằng đây thuộc về Éc-lôn người sở hữu “thành của cây chà là” như đã chép phía trên. Tòa nhà mà người ta tìm được tại di chỉ cũng là nơi mà người ta tin là “phòng khách mùa hè” của Vua Eglon nơi xảy ra vụ ám sát mà Các Quan Xét 3:20-23 “Bấy giờ, vua đương ngồi một mình nơi lầu mát; Ê-hút đến gần mà nói rằng: Tôi có một lời của Đức Chúa Trời tâu lại với vua. Éc-lôn vừa đừng dậy khỏi ngai; Ê-hút bèn giơ tay tả ra rút gươm đeo ở phía hữu, mà đâm người nơi bụng. Cán gươm cũng lút theo lưỡi, mỡ líp lại xung quanh lưỡi gươm; vì người không rút gươm ra khỏi bụng, nó thấu ra sau lưng. Đoạn, Ê-hút lánh ra nơi hiên cửa, đóng các cửa lầu mát lại và gài chốt.”



Thành phố Giê-ri-cô cũng nổi tiếng bởi lời rủa sả của Giô-suê “Bấy giờ, Giô-suê phát thề rằng: Phàm ai chỗi lên xây lại thành Giê-ri-cô nầy sẽ bị rủa sả trước mặt Đức Giê-hô-va! Đặt nền nó lại, tất con trưởng nam mình phải chết; dựng cửa nó lại tất con út mình phải chết.” Giô-suê 6:26. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi có các bằng chứng khảo cổ học cho thấy địa điểm này, phần lớn, đã yên tĩnh một cách kỳ lạ cho đến ngày nay. Tuy nhiên trong thời Vua A-háp một vị vua “làm nhiều điều ác, chọc giận Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên hơn các vua Y-sơ-ra-ên trước mình.” 1 Các Vua 16:33. và “Trong đời A-háp, Hi-ên ở Bê-tên, xây lại thành Giê-ri-cô. Khi người đặt cái nền thì mất A-bi-ram, con trưởng-nam mình, lúc dựng các cửa thì mất Sê-gúp, con út mình, theo như lời của Đức Giê-hô-va đã cậy Giô-suê, con trai của Nun, mà phán ra.” Bi kịch đã đến với người dựng lại thành trái với lời của Giô-suê và cả với vị Vua A-háp như chúng ta thấy trong Kinh Thánh.


Giê-ri-cô còn được nhắc đến trong Kinh Thánh ở các phần khác, nhưng đó là những vùng xung quanh, tại chính thành cũ bị sụp đổ thì vẫn hoang vu cho đến tận ngày hôm nay.Thành phố Giê-ri-cô cổ xưa, di chỉ Tel Jerico vẫn còn nguyên vết sẹo, những chứng tích cổ xưa và không có người ở.


Vùng Giê-ri-cô, xung quang di chỉ Tel Jerico ngày nay vẫn còn có ccác cộng đồng dân cư sinh sống. Khu vực Giê-ri-cô được Israel lấy lại từ Jordan trong Chiến tranh Sáu ngày năm 1967, cùng với phần còn lại của Bờ Tây. Tuy nhiên, với việc ký kết Hiệp định Oslo vào năm 1994, quyền kiểm soát Jericho chính thức được trao cho Chính quyền Palestine dưới thời Yasser Arafat. Ngày nay, du lịch của người Do Thái đến Jericho bị cấm theo luật của Israel. Trừ khi được đội quân đặc biệt hộ tống, chỉ những khách du lịch không phải là người Israel mới được phép vào tham quan thị trấn hiện đại cũng như di tích cổ.


Vì vậy, Giê-ri-cô, nơi bị nguyền rủa từ thời Giô-suê vẫn yên lặng như cũ và tồn tại cho đến ngày nay. Qua lịch sử Kinh thánh và khám phá khảo cổ học đã bày tỏ cho chúng ta thấy một Đức Chúa Trời quyền năng, Đấng bởi vô số phép lạ đã đưa dân Y-sơ-ra-ên băng qua sông Giô-đanh đến với Đất Hứa và họ vượt qua thành phố đầu tiên nằm trong Đất Hứa này.


Biên tập bởi Mục vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam.


bottom of page