NGÀY NAY TRONG LỊCH SỬ - NGÀY JERUSALEM ( YOM YERUSHALAYIM ) – NGÀY TIÊN TRI SA-MU-ÊN QUA ĐỜI.
top of page
Tìm kiếm

NGÀY NAY TRONG LỊCH SỬ - NGÀY JERUSALEM ( YOM YERUSHALAYIM ) – NGÀY TIÊN TRI SA-MU-ÊN QUA ĐỜI.




Thứ bảy 28 đến Chúa nhật, ngày 29 tháng 5 năm 2022 nhằm ngày 27-28 tháng Iyar năm 5782 theo lịch Do Thái chính là ngày thành phố Jerusalem được giải phóng trong cuộc chiến 6 ngày. Cũng bởi điều đó mà ngày này được coi như là NGÀY JERUSALEM – YOM YERUSHALAYIM ( Tiếng Do Thái là : יום ירושלים‎).


Vào năm 1967 trong cuộc chiến sáu ngày lịch sử, Israel đã gửi một thông điệp tới Vua Hussein của Jordan nói rằng ISRAEL SẼ KHÔNG TẤN CÔNG JERUSALEM MIỄN LÀ Jordan không tấn công Israel. Nhưng ngược lại Jordan đã tấn công các địa điểm dân sự ở Israel, bởi đó mà Israel đã trả lời vào ngày 6 tháng 6 bằng cách mở mặt trận phía đông. Ngày hôm sau, 7 tháng 6 năm 1967 ( ngày 28 tháng Iyar năm 5727 theo lịch Do Thái ), Israel đã giải phóng được toàn bộ Thành phố cổ Jerusalem.


Cuối ngày hôm đó, Bộ trưởng Quốc phòng Moshe Dayan đã tuyên bố “Sáng nay, Lực lượng Quốc phòng Israel đã giải phóng Jerusalem. Chúng ta đã thống nhất Jerusalem, thủ đô bị chia cắt của Israel. Chúng tôi đã trở lại nơi linh thiêng nhất của chúng tôi và KHÔNG BAO GIỜ CHIA TAY với nó nữa. Đối với các nước láng giềng Ả Rập của chúng tôi, chúng tôi mở rộng.. Và đối với các giáo dân Kitô giáo và Hồi giáo, chúng tôi long trọng hứa, hoàn toàn tự do tôn giáo và mọi quyền lợi. Chúng tôi đã không đến Jerusalem vì lợi ích của các thánh địa. Chúng tôi không can thiệp vào các tín ngưỡng khác, nhưng để bảo vệ toàn bộ, và sống cùng với nhau trong sự hiệp nhất.”


Đây cũng là những gì thường được trích dẫn trong Ngày Jerusalem (Yom Yerushalayim). Lời tuyên bố này cũng giống như câu Kinh Thánh chủ đề được chép trong Thi Thiên 122:3 “Giê-ru-sa-lem là cái thành. Được cất vững bền, kết nhau tề chỉnh”.


Vào ngày 12 tháng 5 năm 1968, chính phủ Israel tuyên bố một ngày lễ mới - Ngày Jerusalem - sẽ được tổ chức vào ngày 28 tháng Iyar theo lịch Do Thái, ngày mà thành phố Jerusalem bị chia cắt trở thành một. Vào ngày 23 tháng 3 năm 1998, Knesset đã thông qua Luật Ngày Jerusalem, biến ngày này thành một ngày lễ quốc gia.


Hôm nay cũng là NGÀY JERUSALEM, đây chính là thủ đô, là thành phố của Israel nhưng cũng chính là Thành của Vua Lớn. Vậy “ Hãy cầu hòa bình cho Giê-ru-sa-lem; Phàm kẻ nào yêu mến ngươi sẽ được thới thạnh. ” ( Thi thiên 122 :6 ).


NGÀY TIÊN TRI SA-MU-ÊN QUA ĐỜI ( 877 TCN ).



Tiên tri Samuel (931-877 TCN) là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử Do Thái; các nhà hiền triết của Do Thái mô tả về tiên tri Sa-mu-ên tương đương với “Môi-se và A-rôn kết hợp lại”. Tiên tri Sa-mu-ên cũng là người cuối cùng của các Shoftim (Các quan xét) của Israel ( Công vụ 13:1 ). Ông chính là người đã lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên trong bốn thế kỷ kể từ khi Giô-suê qua đời đến khi chế độ quân chủ được thành lập, và là tác giả của các sách Kinh thánh là sách “Các quan xét”, “Sa-mu-ên” và sách “Ru-tơ”.


Sa-mu-ên được sinh ra vào năm 2830 từ khi sáng tạo (931 TCN) sau khi người mẹ cằn cỗi của ông là An-ne ( Chanah “Hannah” ) đã cầu nguyện để có một đứa con tại Thánh địa ở Si-lô và đã “… hứa nguyện rằng: Ôi, Đức Giê-hô-va của vạn quân, nếu Ngài đoái xem nỗi sầu khổ của con đòi Ngài, nhớ lại nó chẳng quên, và ban cho con đòi Ngài một đứa trai, thì tôi sẽ phú dâng nó trọn đời cho Đức Giê-hô-va, và dao cạo sẽ chẳng đưa ngang qua đầu nó.”(I Sa-mu-ên 1:11). Năm hai tuổi, mẹ anh đưa anh đến Si-lô để hoàn thành lời hứa nguyện của bà, nơi anh được nuôi dạy bởi thầy tế lễ thượng phẩm Hê-li; ngay sau đó, Sa-mu-ên có lần giao tiếp tiên tri ( nơi chuyện với Chúa ) lần đầu tiên (được mô tả trong I Sa-mu-ên 3). Năm 890 TCN, Sa-mu-ên đã kế vị Hê-li để trở thành thủ lĩnh của người Do Thái.


Sau mười năm dưới sự hướng dẫn của Sa-mu-ên, dân chúng đến gặp ông với yêu cầu, “Bây giờ, xin hãy lập trên chúng tôi một vua đặng đoán xét chúng tôi, y như các dân tộc khác đã có rồi.” ( I Sa-mu-ên 8:5 ). Sa-mu-ên không chấp nhận yêu cầu của họ, ông tin rằng dân Y-sơ-ra-ên chỉ nên phục tùng mình Đức Chúa Trời chứ không phải bất kỳ vị vua phàm trần nào; nhưng Đức Chúa Trời đã hướng dẫn ông làm như mọi người yêu cầu. Sau đó, Sa-mu-ên được xức dầu (879 TCN) Sau-lơ làm vua đầu tiên của Y-sơ-ra-ên. Khi Sau-lơ không vâng lời Chúa trong cuộc chiến với dân A-ma-léc, Sa-mu-ên tuyên bố Đa-vít là vị vua hợp pháp thay cho Sau-lơ.


Ngay sau đó, Sa-mu-ên qua đời tại nơi sinh của ông, Ra-ma ( I Sa-mu-ên 28 : 3 ), trên các ngọn đồi của Giu-đa, vào chính ngày hôm nay, ngày 28 tháng Iyar năm 2884 kể từ khi tạo dựng (877 TCN).


Biên tập bởi mục vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam.


bottom of page