NGƯỜI PHOENICIA HAY NGƯỜI CA-NA-AN MÀ KINH THÁNH GHI CHÉP LÀ AI VÀ ĐANG Ở ĐÂU NGÀY NAY?
top of page
Tìm kiếm

NGƯỜI PHOENICIA HAY NGƯỜI CA-NA-AN MÀ KINH THÁNH GHI CHÉP LÀ AI VÀ ĐANG Ở ĐÂU NGÀY NAY?



Người Canaan là một tập hợp các dân tộc nói tiếng Semit sinh sống tại Levant ( 1 ) từ miền nam Israel đến bờ biển phía bắc của Syria, vì vậy một mặt nào đó người Ca-na-an chính là nhiều dân tộc khác nhau sinh sống tại vùng đất mà trong đó có vùng đất mà Chúa ban cho dân tộc Do Thái. Khi Y-sơ-ra-ên từ đồng vắng tiến vào xứ Ca-na-an vào thế kỷ 15 BC , người Israel đã xóa sổ nhiều người dân Ca-na-an phía nam. Nhưng Kinh thánh ghi lại rằng một số nhóm nhất định đã sống sót và tiếp tục sống bên cạnh Israel, tại một số khu vực, đặc biệt là ở phía bắc.


Cũng rất thú vị khi từ “Ca-na-an” trong tiếng Do Thái trong Kinh thánh có nghĩa là “người buôn bán”, cho thấy thêm sự tin cậy rằng người Phoenicia là người Ca-na-an.



Phoenicia, là một nền văn minh cổ đại nằm ở miền bắc Israel và Lebanon ngày nay. Tuy nhiên, chúng ta biết rất ít về nền văn minh này nhưng Kinh Thánh tiết lộ những chi tiết hấp dẫn về nền văn minh Phoenicia, ngoài ra, nó cũng giải thích một trong những lý do chính khiến nền văn minh này phát triển mạnh mẽ. Một phần quan trọng trong thành công của người Phoenicia có thể là do mối quan hệ của họ với Israel!


Kinh thánh cho thấy người Phoenicia, dù tốt hay xấu, là một trong những đồng minh lâu dài và kiên định nhất của Israel. Mối quan hệ đối tác này kéo dài hàng thế kỷ và tác động đến cả hai nền văn minh, cho phép cả hai quốc gia trải qua thời kỳ hoàng kim của họ cùng một lúc.


Tên gọi chung “Phoenicia”có nguồn gốc từ người Hy Lạp cổ đại. Từ gốc của “Phoenicia” là phoinikē trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "màu đỏ". Có hai lý do mà người Hy Lạp gọi họ là “những người đàn ông đỏ”. Một là nước da của người Phoenicia được người Hy Lạp coi là “đỏ” và vì loại thuốc nhuộm nổi tiếng “màu tím” hay được gọi là “màu điều” trong Kinh Thánh được sản xuất trong vùng.


Mặc dù không thể kết luận được người Phoenicia gọi mình là gì, nhưng nhiều học giả tin rằng họ đã đi cùng một cái tên mà Kinh thánh đặt cho họ: Canaanites. ( NGƯỜI CA-NA-AN)



Kinh thánh đầu tiên đề cập đến người Phoenicia là trong Sáng thế ký 10: 15 “Ca-na-an sanh Si-đôn, là con trưởng nam, và Hếch,” (câu 15). “Zidon; si-đôn” là cách viết cổ của Sidon, một trong những thành phố Phoenicia lớn ở khu vực. (Các thành phố khác của thành phố Phoenicia bao gồm Tyre, Byblos và Beirut, thành phố thủ đô của Lebanon.)


Kinh thánh (cũng như văn học Hy Lạp) xác định người Phoenicia thời kỳ đầu theo thành phố-thành phố mà họ thuộc về. Zidon (Si-đôn) và Tyre (Ty-rơ) là hai thành phố chính được đề cập đến trong Kinh thánh tiếng Do Thái. (Bản Septuagint — bản dịch tiếng Hy Lạp cổ đại của Kinh thánh tiếng Do Thái — đôi khi dịch cụm từ “đất của Canaan” thành “Phoenicia.”)


Kinh thánh có thể thấy rõ ràng rằng các thành phố chính của Phoenicia là Tyre và Zidon nằm trong biên giới của đất nước Israel cổ đại, cụ thể là lãnh thổ thuộc về bộ tộc Asher .



Ban đầu Đức Chúa Trời đã ban cho 12 chi phái Israel phần lớn vùng đất mà ngày nay là chính là Lebanon hiện đại. Giô-suê 11: 8 mô tả dân Y-sơ-ra-ên đang đuổi theo quân đội Ca-na-an “cho đến Si-đôn lớn”. Giô-suê 19 :28-29 mô tả ranh giới lãnh thổ của bộ tộc Asher, bao gồm các thành phố sau: “về Ếp-rôn, Rê-hốp, Ham-môn, và Ca-na, cho đến thành lớn Si-đôn.; Giới hạn lại vòng về Ra-ma, cho đến thành kiên cố Ty-rơ, đoạn chạy hướng Hô-sa, rồi giáp biển tại miền Ạc-xíp.” Các tham chiếu đến “Si-đôn lớn” và “thành kiên cố Ty-rơ”" cho thấy hai thành phố quan trọng của Phoenicia này mạnh như thế nào so với các thực thể Canaanite khác vào cuối thời kỳ đồ đồng / sơ kỳ đồ sắt (khoảng 1400–1050 BC ) .


Nhưng Y-sơ-ra-ên đã không vâng theo mệnh lệnh của Đức Chúa Trời để chinh phục lãnh thổ này. Các Quan Xét 1: 31-32 ghi lại: “Người A-se cũng chẳng đuổi dân ở A-cô, hoặc dân ở Si-đôn, dân ở Ách-láp, dân ở Ạc-xíp, dân ở Hên-ba, dân ở A-phéc hay là dân ở Rê-hốp. 32 Người A-se lập sản nghiệp ở giữa dân Ca-na-an, là dân bổn xứ; vì người A-se không đuổi chúng nó đi.”


Các quan xét 3:1-3 cũng đã nói đến những điều tương tự “Nầy là các dân tộc mà Đức Giê-hô-va để còn lại, đặng dùng chúng nó thử thách người Y-sơ-ra-ên nào chưa từng thấy những chiến trận Ca-na-an. …Các dân tộc nầy là dân Phi-li-tin cùng năm vua chúng nó, hết thảy dân Ca-na-an, dân Si-đôn, và dân Hê-vít ở tại núi Li-ban, từ núi Ba-anh-Hẹt-môn cho đến cửa Ha-mát.”


Biên tập bởi Mục vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam



1. Levant là thuật từ mô tả một khu vực rộng lớn ở phía Đông Địa Trung Hải, nhưng từ này có thể được dùng như một thuật ngữ địa lý để biểu thị một khu vực rộng lớn ở Tây Á hình thành bởi các vùng đất giáp với bờ biển phía đông Địa Trung Hải, giáp ranh giới về phía bắc là dãy núi Taurus, về phía nam là sa mạc Ả Rập, và về phía tây là Địa Trung Hải, trong khi về phía đông đó mở rộng về phía dãy núi Zagros. Levant bao gồm Liban, Syria, Jordan, Israel và các vùng lãnh thổ của Palestine.

bottom of page