TỪ NGỮ DO THÁI – A-MEN CÓ NGHĨA LÀ GÌ ?
top of page
Tìm kiếm

TỪ NGỮ DO THÁI – A-MEN CÓ NGHĨA LÀ GÌ ?




Chúng ta đang làm gì khi chúng ta nói, “A-men?”

Từ AMEN “ אמן” trong tiếng Hebrew có nghĩa là “ Chắc vậy” “hẳn vậy” từ này có nghĩa gốc là “vũng vàng, chắc chắn, đáng tin cậy”. Từ Amen có liên quan đến động từ tiếng Hê-bơ-rơ “LeHa'amin "להאמין” thường được dịch là “tin”. Từ gốc tiếng Do Thái AMN, (aleph, mem, nun א-מ-ן) thực sự gần nghĩa với “sự tin tưởng”.


Ne'eman נאמן có nghĩa là "đáng tin cậy." Loại niềm tin kiếm được dựa trên kết quả quan sát được. Do đó, “oman; אומן” còn có nghĩa là “trung tín” và “đúng sự thật”


LeHa'amin (tin) là hình thức nguyên nhân của động từ. “Niềm tin” trong tiếng Do Thái thực sự có nghĩa là; “gây ra sự khẳng định về sự tin tưởng vào ai đó hoặc điều gì đó dựa trên sự thật của một thực tế được quan sát.”


Niềm tin vào Chúa, “Sefer HaChinukh” , được hoàn thành bằng cách thiết lập trong tâm trí bạn sự thật của niềm tin này. Bạn khẳng định rằng Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa đáng tin cậy và hoàn hảo bằng cách trả lời “amen” trước một câu nói liên quan đến Ngài. chẳng hạn như “Người ban tri thức”, “Người chữa lành bệnh tật”, v.v. Bạn đang tuyên bố với thế giới rằng Đức Chúa Trời đáng tin cậy để hoàn thành những hành động này một cách hoàn hảo.


Sự khẳng định công khai về sự tin tưởng này (đáp lại “amen”) trở thành một phần bằng chứng mà những người khác sẽ sử dụng để quyết định xem Ngài có đáng tin cậy hay không [ne'eman נאמן].


Amen là một lời khẳng định tin tưởng vào một tuyên bố được biết là đúng dựa trên bằng chứng. Vì vậy thông người người ta nói Amen có nghĩa là đồng ý với khẳng định “thật như vậy”


Từ A-men được dùng trong Cựu Ướ như là một công thức lễ nghi để cho hội chúng hoặc cá nhân chấp nhận giá trị của một lời hứa nguyện hay lời rủa sả cùng với những hậu quả của nó ( Dân số 5:22; Phục 27:15; Giê-rê-mi 11:5).


Từ này còn là lời đáp cho lời chúc phước ( I Sử ký 16:36, Nê-hê-mi 8:6 ) và được kết hợp với những lời chúc tụng Chúa trong phần kết luận của bốn cuốn sách đầu của Thi Thiên ( Thi thiên 41:13 ; 72:19 ; 89:52 ; 106 : 48 ).


Ngoài ra, tiếng A-men còn được sử dụng khi tiên tri Giê-rê-mi mỉa mai Ha-na-nia ( Giê-rê-mi 28:6), Bên -na-gia sẵn sàng chấp nhận lệnh Đa-vít lập Sa-lô-môn làm vua ( I Các vua 1:36 ) trong cả hai trường hợp này, tiếng nầy mở đầu cho lời cầu nguyện xin Đức Chúa Trời ban phước cho kế hoạch của mình.


Quan hệ giữa từ này với những phước lành và sự rủa sả đã giải thích đầy đủ bản tánh Đức Chúa Trời là “Đức Chúa Trời Chân Thật” ( Nghĩa đen là “amen”) trong Ê-sai 65:16. Ngoài ra trong Cựu Ước, chứ này được dùng trong một tài liệu ở thế kỷ thứ 7 TC như là một lời thề tuyên bố vô tội “Amen, tôi vô tôi…”.


Đến thời kỳ Tân Ước, tiếng A-men thường được dùng ở phần kết thúc lời cầu nguyện, lời chúc tụng và là lời đáp lại trong buổi nhóm thờ phượng chung ( I Cô-rinh-tô 14:16). Có lẽ chỉ có Chúa Jesus mới dùng chữ này để mở đầu câu nói : “Amen, Ta nói cùng các con” “Quả Thật, Quả Thật Ta nói cùng các con”, không có bằng cớ này cho thấy các sứ đồ bắc chước cách sử dụng đó và họ đã biệt riêng lời mở đầu đó chỉ về uy quyền từ trời sai xuống của Chúa Jesus. Bởi đó từ ngữ này được kết hợp với những lời hứa của Đức Chúa Trời, chỉ được ứng nghiệm trong Ngài ( II Cô-rinh-tô 1:20 ) và quy cho Ngài danh xưng “Đấng Amen” ( Khải Huyền 3:14)


Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam.


bottom of page