Armenia - Quốc gia cơ đốc giáo đầu tiên trên thế giới và khu phố Armenia tại Jerusalem
top of page
Tìm kiếm

Armenia - Quốc gia cơ đốc giáo đầu tiên trên thế giới và khu phố Armenia tại Jerusalem



Thành cổ Jerusalem được chia thành bốn khu khác nhau Do Thái, Ả Rập (Hồi giáo), Kitô giáo và Armenia. Vậy người Armenia là ai? Và tại sao họ có một phần tư ở Jerusalem?



Chúng ta có thể không để ý hay không biết rằng trên thực tế thì quốc gia Armenia mới chính là đất nước có quốc giáo là Cơ đốc giáo đầu tiên trên thế giới. Các quốc gia khác có thể đã có cộng đồng cơ đốc giáo hoặc thậm chí toàn bộ thành phố là cơ đốc nhân, nhưng Armenia là quốc gia đầu tiên trên thế giới chính thức trở thành một quốc gia Cơ đốc giáo.


Câu chuyện đất nước này trở nên một quốc gia Cơ Đốc Giáo vào năm 301 SCN cũng là một phép lạ kỳ diệu. Nhờ một tín đồ bị giam cầm vì đức tin của mình, vua của Armenia cuối cùng đã dẫn toàn bộ quốc gia của mình đến với Chúa Jesus.


Câu chuyện kể rằng vào thời điểm đó Vua của Armenia bệnh tật hành hạ, em gái ông đã có một giấc mơ về một người đàn ông theo đạo Thiên chúa, bị giam cầm vì đức tin của mình, là người có thể làm phép lạ và cầu nguyện để cho vua được chữa lành cho vua. Năm 301, người tù đó, Grigor Lusavorich, được đưa ra khỏi nơi giam giữ sau 11 năm bị cầm tù để cầu nguyện cho vị vua này. Phép lạ đã xảy ra, vua được Chúa chữa lành và được phục hồi sức khỏe một cách siêu nhiên. Chính bởi phép lạ này mà vua Armenia đã quay lưng lại với việc tôn thờ mặt trời của tổ tiên mình. Vua đã tuyên bố Armenia là một quốc gia theo đạo Thiên chúa kể từ thời điểm đó.


Đây là lý do tại sao, từ thế kỷ thứ tư trở đi, đã có sự hiện diện của người Armenia ở Jerusalem, thành phố của vị Vua vĩ đại của chúng ta. Một số linh mục Armenia đã đến định cư tại Jerusalem và hình thành nên một cộng đồng Armenia sống lâu đời nhất bên ngoài đất nước. Hầu hết các Cơ đốc nhân sống trong thành phố đều nói tiếng Ả Rập và được xác định là người Ả Rập Palestine hoặc Israel, nhưng người Armenia có ngôn ngữ và di sản khác.


Khi người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman đã chinh phục và cai trị một khu vực rộng lớn ở Trung Đông bao gồm Armenia và sau đó là Palestine trong 400 năm. Vào lúc đó đế chế này đã không cho xây dựng nhà thờ và giáo đường, chuông nhà thờ bị cấm. Tại Jerusalem những người không theo đạo Hồi thì không có quyền bình đẳng trong thời điểm đó và phải trả thêm thuế “jizya”. Nhưng thảm khốc nhất là vào năm 1915, chính quyền đã ra lời kêu gọi để loại bỏ mọi Cơ đốc nhân trong Đế quốc. Cuộc diệt chủng Armenia không chỉ bao gồm người Armenia mà còn bao gồm cả người Công giáo và Cơ đốc giáo chính thống Hy Lạp.


Vào thời điểm mà người Armenia bị bách hại thì một người đàn ông Armenia tên là Demos Shakarian đã nhận được thông điệp từ Chúa là cần phải chạy trốn. Họ đã đến Mỹ và định cư vài năm trước khi nỗi kinh hoàng không thể tưởng tượng được ập đến với những người đồng hương của họ. Nhiều người Armenia khác đã chạy trốn khi mối nguy ngày càng rõ ràng. Đã có khoảng 1,5 triệu người đã bị sát hại dưới tay của người Thổ Ottoman trong một chiến dịch mở đường cho sự diệt chủng. Chúa nhìn thấy dân sự Ngài, ngay sau sự tàn bạo này, Đế chế Ottoman một đế chế cực kỳ mạnh mẽ đã sụp đổ.


Tại Hoa Kỳ, Hiệp hội Doanh nhân truyền bá Phúc Âm của Shakarian đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một lực lượng mạnh mang Phúc âm đến với mọi người trên khắp thế giới. Nhiều Cơ đốc nhân sẽ biết về phong trào này, nhưng không biết về nguồn gốc Armenia của nó. Ngày nay, một số mục sư và tôi tớ của Tin lành đang hoạt động truyền giáo ở Iran có nguồn gốc Armenia. Nhiều bài hát thờ phượng được hát bởi các tín đồ ở Iran - nhà thờ phát triển nhanh nhất trên thế giới - bắt nguồn từ những người Armenia yêu mến Chúa Jesus.


Satan có thể cố gắng quét sạch dân sự của Đức Chúa Trời hết lần này đến lần khác, nhưng sự bắt bớ chỉ làm cho ngọn lửa của Tin Mừng được lan đi khắp nơi, sự thật là đây là ngọn lửa không thể dập tắt. Ngày nay, tại Jerusalem, các con cái Chúa là những người Armenia vẫn đang thờ phượng Chúa cách hết lòng và rất phước hạnh.


Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam

bottom of page