Chúa phục sinh một ngôn ngữ vì Lời Ngài đã hứa - Sô-phô-ni 3:9, Giê-rê-mi 31:23
top of page
Tìm kiếm

Chúa phục sinh một ngôn ngữ vì Lời Ngài đã hứa - Sô-phô-ni 3:9, Giê-rê-mi 31:23



Sô-phô-ni 3:9 “Vì bấy giờ ta sẽ ban môi miếng thanh sạch cho các dân, hầu cho chúng nó thảy đều kêu cầu danh Đức Giê-hô-va, đặng một lòng hầu việc Ngài.”


Quá trình tiếng Do Thái được phục sinh thành ngôn ngữ là duy nhất; không có ví dụ nào khác về việc phục sinh việc một ngôn ngữ thiêng liêng đã từng mất đi trở thành ngôn ngữ quốc gia với hàng triệu người trở lại nói “ngôn ngữ đầu tiên” của tổ phụ mình.


Đúng như lời Chúa hứa, ngôn ngữ Do Thái đã được sống lại sau khi đã trở thành một ngôn ngữ chết trong hàng nghìn năm. Đây là lần duy nhất trong lịch sử loài người điều này đã xảy ra. Quay trở lại những năm 1950, lúc đó đường phố của Israel tràn ngập những ngôn ngữ khác nhau vì mọi người quay trở lại vùng đất thánh từ khắp mọi nơi trên trái đất. Những người này trở thành công dân của Israel với nhiều ngôn ngữ và phương ngữ khác nhau nhưng ngày nay, phần lớn dân số Israel nói tiếng Do Thái như tiếng mẹ đẻ của họ.


Sự phục hưng của ngôn ngữ Hebrew đã diễn ra ở châu Âu và Palestine vào cuối thế kỷ 19 và sang thế kỷ 20. Vào tháng 7 năm 2018, một luật mới đã đưa tiếng Do Thái trở thành ngôn ngữ chính thức duy nhất của nhà nước Israel. Sự phục hưng của ngôn ngữ Hebrew trên thực tế tiến triển theo hai dòng song song: Sự hồi sinh của tiếng Do Thái viết-văn và sự hồi sinh của tiếng Do Thái nói. Trong vài thập kỷ đầu tiên, hai quá trình này không được kết nối với nhau và thậm chí còn xảy ra ở những nơi khác nhau: Tiếng Do Thái văn học phục hồi ở các thành phố của Châu Âu, trong khi tiếng Do Thái nói chủ yếu phục sinh ở vùng Đất Thánh.


Câu chuyện đáng chú ý về việc khôi phục ngôn ngữ Do Thái bắt đầu vào năm 1877, với một người đàn ông trẻ tên là Eliezar ben Yehuda, anh ta nói, “Tôi nghe thấy một giọng nói bên trong đang gọi tôi, hãy hồi sinh dân Y-sơ-ra-ên và ngôn ngữ của nó trong đất của tổ phụ”.


Đây không phải là việc dễ dàng nhưng Chúa đã sử dụng người đàn ông trẻ tuổi này để đưa lời của anh ta thành hiện thực. Nhiều người Do Thái vào thời đó không đánh giá cao nỗ lực của Ben-Yehuda trong việc khôi phục lại ngôn ngữ Hebrew . Họ tin rằng tiếng Do Thái, là ngôn ngữ của Kinh thánh, không nên sử dụng để thảo luận về những điều trần tục và không thánh thiện. Thậm chí Theodor Herzl, cha đẻ của phong trào Zion sau khi gặp Ben-Yehuda, đã cho rằng việc tiếng Do Thái trở thành ngôn ngữ hiện đại của người Do Thái là điều nực cười.



Nhưng Chúa có nói với dân Do Thái “Khi ta đã đem những phu tù trở về, thì trong đất Giu-đa và các thành nó, người ta sẽ còn nói lời nầy..” (Giê-rê-mi 31:23) “người ta sẽ nói lời này” ở đây chính là tiếng Do Thái. Bởi vì điều đó mà ngày nay, tại Y-sơ-ra-ên, lần đầu tiên kể từ thời Hội thánh đầu tiên, hàng ngàn người Do Thái thời Đấng Mê-si đã đọc Kinh thánh bằng ngôn ngữ gốc - tiếng mẹ đẻ của họ: tiếng Do Thái!


Giờ đây, cùng với sự trợ giúp của Đức Thánh Linh, những người Y-sơ-ra-ên tin rằng họ đang khám phá ra những hiểu biết tuyệt vời trong văn bản Kinh Thánh mà những người không biết đọc tiếng Do Thái không nhìn thấy được. Đây cũng là một công việc vĩ đại của Đức Chúa Trời của chúng ta.


Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam


bottom of page