Cuộc chiến 6 ngày – bằng chứng của bàn tay Thiên Chúa trên dân tộc Do Thái
top of page
Tìm kiếm

Cuộc chiến 6 ngày – bằng chứng của bàn tay Thiên Chúa trên dân tộc Do Thái

Đã cập nhật: 7 thg 6, 2020


Ngày 05/06 là ngày đầu tiên của cuộc chiến 6 ngày cách đây 53 năm. Chiến tranh sáu ngày cũng được gọi là Chiến tranh Ả Rập-Israel thứ ba, an Naksah (The Setback), hay Chiến tranh tháng sáu, là cuộc chiến giữa Israel và các nước láng giềng Ả Rập hùng mạnh : Ai Cập, Jordan, và Syria. Các quốc gia Liên Xô , Iraq, Ả Rập Xê Út, Kuwait, Cộng hòa Dân chủ Đức và Algérie cũng đóng góp quân và vũ khí cho các lực lượng Ả Rập.

Nguyên nhân của cuộc chiến tranh bắt đầu từ việc Ai Cập trục xuất Lực lượng khẩn cấp của Liên Hiệp Quốc khỏi Bán đảo Sinai và dàn 100.000 quân cùng hơn 1000 xe tăng đến sát biên giới Israel trên bộ, phong tỏa cửa ngõ vào Vịnh Aqaba và khóa mọi đường giao thông trên biển đi vào Israel.


Phía Ai Cập còn kêu gọi các nước Ả Rập thống nhất lại để có hành động "trừng trị, đối phó với Israel". Trước nguy cơ bị "xóa sổ" khỏi bản đồ thế giới thêm một lần nữa, Israel buộc phải tấn công phủ đầu trước để giành thế chủ động.


Hành động quân sự đầu tiên và cũng là đòn phủ đầu mang tính quyết định của Israel nhắm vào Ai Cập chính là cuộc tấn công phủ đầu vào Không quân nước này. Trong số các quốc gia Ả Rập thời đó, Không quân Ai Cập là lực lượng đông và hiện đại nhất đã bị phía Israel gần như "xóa sổ" hoàn toàn, phần lớn các máy bay của Ai Cập bị phá hủy khi chúng còn đang nằm dưới mặt đất.


Không chỉ các máy bay của Ai Cập mà phần lớn các sân bay quân sự quan trọng nhất của quốc gia này cũng bị Quân đội Israel phá hủy hoàn toàn, chỉ sau 12 giờ kể từ lúc phát động tấn công, phía Israel tuyên bố đã phá hủy 416 máy bay địch. Không quân Ả Rập chính thức bị xóa sổ.


Ngay sau khi Không quân Ả Rập bị tiêu diệt, bộ binh Israel bao gồm các đơn bị lục quân, thiết giáp và pháo binh bắt đầu mở cuộc tấn công ào ạt vào Dải Gaza và Bán đảo Sinai. Dù có trang thiết bị gần như tương đương nhưng quân số không nhiều bằng quân đội Ai Cập, phía Israel vẫn dành được chiến thắng một cách dễ dàng.

Kết quả, tới ngày 10/06 phía Israel quyết định kết thúc chiến dịch, ngồi vào bàn đàm phán với các nước Ả Rập. Israel đã chiếm được Dải Gaza, bán đảo Sinai, vùng Bờ Tây sông Jordan và cao nguyên Golan.

Dù dành chiến thắng vang dội như vậy, tổn thất của Quân đội Israel vẫn thấp hơn rất nhiều những gì họ ước tính. Tổng cộng phía Israel chỉ mất khoảng 800 quân, 2.563 lính bị thương, 46 máy bay bị phá hủy. Trong khi đó, Không quân Ai Cập đã bị xóa sổ, 21 ngàn quân thiệt mạng, 45 ngàn bị thương.


Khi lãnh đạo các nước Ả Rập tham chiến đổ lỗi thất bại do vũ khí Liên Xô quá kém, Đại sứ Liên Xô tại Beirut, Asimov đã nói thẳng với Tổng thống Sirya lúc bấy giờ rằng: “Chúng tôi đã cung cấp cho các ngài một số lượng khổng lồ các loại vũ khí mà các đồng chí Việt Nam của chúng tôi có nằm mơ cũng không thấy. Tuy nhiên, Quân đội Việt Nam, được trang bị những loại vũ khí lạc hậu hơn nhiều so với các ngài đang chiến đấu và chiến thắng một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới (Mỹ)”


CÓ BÀN TAY THIÊN CHÚA.

Một số người Israel trong đó có tác giả Sara Rigler, người đã viết về Cuộc chiến Sáu ngày tin rằng một loạt các sai lầm và sự kiện không may của Ai Cập là do có bàn tay của một đấng tối cao:

“Bạn có thể nói rằng, ồ thật là sự trùng hợp may mắn, nơi bạn có thể thấy bàn tay của Chúa. Chúng tôi thấy rằng Chúa đã an bài tất cả những chuyện đó để xảy ra theo đúng cách nó đã xảy ra, bởi Ngài muốn cuộc tấn công của Israel thành công. Chúa muốn chúng tôi chiến thắng, muốn chúng tôi lấy lại thánh địa của mình.”

Đối với nhiều người, sự nhiễu loạn trong quân đội Ai Cập ngay trước cuộc chiến khiến họ nghĩ tới sự tương đồng trong câu chuyện trong Kinh Thánh về Gideon phá rối đội quân kẻ thù của vương quốc Israel cổ đại.

Thay vì bị tiêu diệt, Israel đã giành được một trong những chiến thắng vang dội nhất lịch sử chiến tranh thế giới. Rất nhiều người Do Thái chính thống và Cơ đốc giáo tin rằng quốc gia Do Thái đã chứng kiến một phép lạ.


Joel Rosenberg, nhà phân tích Trung Đông nhận xét: “Kể cả những người Tin Lành cũng tin rằng Cuộc chiến Sáu ngày là bằng chứng của sự can thiệp của Chúa đối với những người Do Thái. Điều kỳ diệu là bạn được chứng kiến thời khắc đó, khi mà tất cả các lãnh đạo Ả Rập, lãnh đạo Hồi giáo đều nói rằng ‘chúng ta sẽ ném bọn Do Thái xuống biển’, và thấy rằng một cuộc thảm sát Holocaust khác sắp diễn ra. Thế mà 6 ngày sau, Israel tự vệ thành công, tiêu diệt kẻ thù, chiếm được diện tích đất gấp 3 lần trước đây, tái kiểm soát Jerusalem lần đầu tiên trong 100 năm. Và đến ngày thứ 7 họ nghỉ ngơi. Nó nghe thật giống Kinh Thánh đối với những người Tin Lành khắp thế giới và họ cũng hân hoan vui mừng cho người Do Thái.”


Tác giả Rigler nói: “Ngay sau khi kết thúc chiến tranh, tất cả mọi người, kể cả tín hữu lẫn người thế tục đều nhận thấy điều này đến từ Chúa bởi vì nó thật là không hợp lý. Tất cả mọi người đều dự đoán một thất bại thê thảm. Đây là một phép lạ, thậm chí cả với Mose Dayan, tư lệnh quân đội Israel, đồng thời là một người rất thế tục.”


Sau khi Jerusaslem được giải phóng, ông Dayan đã tới Bức tường Phía Tây và theo truyền thống, đặt một mẩu giấy ghi thông điệp gửi Chúa vào các khe của bức tường. Tờ giấy này ngay sau đó đã được các phóng viên chiến trường tiết lộ, đó là câu Kinh Thánh Thi Thiên 118 :23 “Điều ấy là việc của Đức Giê-hô-va, Một sự lạ lùng trước mặt chúng tôi.”


Tổng hợp và biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam.



bottom of page