LỊCH SỬ DO THÁI – NGÀY SINH VÀ NGÀY MẤT CỦA MÔI-SE NHÀ TIÊN TRI VĨ ĐẠI NHẤT CỦA DÂN TỘC DO THÁI
top of page
Tìm kiếm

LỊCH SỬ DO THÁI – NGÀY SINH VÀ NGÀY MẤT CỦA MÔI-SE NHÀ TIÊN TRI VĨ ĐẠI NHẤT CỦA DÂN TỘC DO THÁI




Hôm nay, thứ ba, ngày 28 tháng 2 năm 2023 nhằm ngày 7 tháng Adar năm 5783 theo lịch Do Thái. Theo truyền thống Do Thái thì đây cũng chính là ngày Môi-se được sinh ra và cũng là ngày mất của Môi-se (1393 và 1273 BC ).


Môi-se sinh ra ở Ai Cập vào ngày 7 tháng Adar II năm 2368 kể từ khi được tạo dựng (1393 BC ) và qua đời đúng vào ngày sinh nhật thứ 120 của mình - tháng Adar II năm 2488 (1273 BC).


Trong truyền thống của Do Thái Giáo thì Môi-se là nhà lãnh đạo được Chúa chọn để làm rất nhiều những phép lạ nhằm đưa dân Y -sơ-ra- ên ra khỏi Ai Cập hơn 3.300 năm trước. Đây chính là nhà tiên tri vĩ đại nhất từng sống trên đất, Môi-se đã theo lời Chúa để viết ra Torah ( Ngũ kinh của Môi-se ) văn bản quan trọng nhất và là nền tảng của Do Thái giáo .


Môi-se sinh ra ở Ai Cập vào ngày 7 của tháng Adar trong năm 2368 kể từ khi tạo dựng (1393 BC ) vào thời điểm mà dân Y-sơ-ra-ên làm nô lệ cho Pharaoh và phải chịu nhiều sắc lệnh hà khắc. Môi-se là con thứ ba trong số ba người con của Giô-kê-bết và Am-ram . Anh trai của anh, Aaron , lớn hơn Môi-se ba tuổi, và chị của Môi-se là Miriam , lớn hơn sáu tuổi.


Cha và mẹ của của Môi-se đều thuộc dòng dõi Lê-vi. Cha ông, Am-ram cũng chính là một thủ lĩnh nổi bật của bộ tộc Levi , được nhắc đến trong Talmud là “người vĩ đại nhất trong thế hệ”.


Truyền thống Do Thái cũng cho biết mẹ của Môi-se cũng chính là bà đỡ Siếp-ra mà Kinh Thánh chép trong Sáng 1:15 . Lo sợ dân Israel lớn mạnh Pha-ra-ôn đã truyền lệnh “Phàm con trai của dân Hê-bơ-rơ mới sanh, hãy liệng xuống sông; còn con gái, thì để cho sống.” (Xuất 1:22 ). Khi Giô-kê-bết sinh con trai (sớm ba tháng), cô đã giấu Môi-se ở nhà cho đến khi Môi-se được ba tháng và cô không thể giấu anh được nữa. Sau đó, Giô-kê-bết đặt con trai mình vào một chiếc giỏ không thấm nước, và thả nó nổi trên sông Nile.


Trong khi chị gái theo dõi, cậu bé được con gái của Pharaoh, Bithiah , người sau đó đã nuôi nấng cậu trong cung điện, vớt lên khỏi dòng sông. Vì vậy tên của Môi-se có nghĩa là “được cứu khỏi nước”. Ngoài ra truyền thống Do Thái nói rằng Môi-se cũng có nhiều tên khác. Midrash cho biết Môi-se có không dưới 10 cái tên, nổi tiếng nhất trong số đó là Avigdor, Toviah và Yekutiel.


Vợ của Môi-se tên là Sê-phô-ra , con gái của Giê-trô ( Xuất ê-díp tô ký 2:21). Con trai của Môi-se là Ghẹt-sôn và Ê-li-ê-xe. ( I Sử ký 23 :15 ).



Ngày hôm nay cũng thật đặc biệt khi Môi-se về với Chúa cũng cùng với ngày sinh ra của mình sau 120 năm. Vào ngày sinh nhật lần thứ 120 của mình, Môi-se lên núi “..Nê-bô, nơi đỉnh Phích-ga, đối ngang Giê-ri-cô; rồi Đức Giê-hô-va cho người xem toàn xứ tự Ga-la-át chí Đan; toàn Nép-ta-li, xứ Ép-ra-im và Ma-na-se, cả xứ Giu-đa cho đến biển tây, miền Nam, đồng bằng, sông Giô-đanh và trũng Giê-ri-cô, thành cây chà là, cho đến Xoa. Đức Giê-hô-va phán cùng người rằng: Đó là xứ mà ta đã thề ban cho Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp, mà rằng: Ta sẽ ban xứ ấy cho dòng giống ngươi. Ta cho tự mắt ngươi xem xứ ấy, nhưng ngươi không vào đó được.” ( Phục truyền 34:1-4 ). Truyền thống Do Thái nói rằng Môi-se chết “bởi nụ hôn của Đức Chúa Trời”, và không ai biết ông được chôn cất ở đâu.


“Môi-se, tôi tớ của Đức Giê-hô-va, qua đời tại đó, trong đồng bằng Mô-áp theo như lịnh của Đức Giê-hô-va. Đức Chúa Trời bèn chôn người trong trũng tại xứ Mô-áp, đối ngang Bết-Phê-o; cho đến ngày nay không có ai biết được mộ của người. Vả, khi Môi-se qua đời, tuổi được một trăm hai mươi; mắt người không làng, sức người không giảm. Dân Y-sơ-ra-ên khóc Môi-se trong ba mươi ngày tại đồng bằng Mô-áp.” ( Phục truyền 34:5-6)


Torah cho biết “ Môi-se là người rất khiêm hòa hơn mọi người trên thế gian.” (Dân số 12:3 ). Kinh Thánh chép về ông “Về sau, trong Y-sơ-ra-ên không còn dấy lên tiên tri nào giống như Môi-se, mà Đức Giê-hô-va biết giáp mặt. Không có ai bằng người, hoặc về các dấu kỳ, phép lạ mà Đức Giê-hô-va sai người làm tại trong xứ Ê-díp-tô, trước mặt Pha-ra-ôn, các quần thần, và cả xứ của người; hoặc hết thảy công việc lớn lao và đáng sợ mà Môi-se cậy tay quyền năng mình làm tại trước mặt cả Y-sơ-ra-ên.” (Phục truyền 34:10-11”


Người Do Thái gọi Moses Moshe Rabbeinu nghĩa là “Moses Người thầy của chúng ta”. Họ tin rằng, Môi-se là một chiến binh không biết sợ hãi, một nhà lãnh đạo đầy cảm hứng và là nhà tiên tri vĩ đại nhất từng sống trên đất. Tuy nhiên, trước hết người Do Thái nhớ đến Môi-se với tư cách là người dạy luật pháp, người mà lời truyền dạy trung thành của Đức Chúa Trời vẫn tiếp tục vang dội trong trái tim và gia đình Do Thái cho đến tận ngày nay.


Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam.


bottom of page