Mái vòm đá tại Giê-ru-sa-lem
top of page
Tìm kiếm

Mái vòm đá tại Giê-ru-sa-lem



Một biểu tượng mang tính biểu tượng của Jerusalem đó chính là Dome of the Rock (tiếng Ả Rập: قبة الصخرة‎ Qubbat al-Sakhrah, tiếng Hebrew: כיפת הסלע‎ Kippat ha-Sela; hay còn gọi là nhà thờ vòm đá, vòm đá vàng, đền thờ đá tảng, Mái vòm đá) lấp lánh, với mái vàng đã thống trị Núi Đền trong nhiều thế kỷ. Thánh địa Hồi giáo này nằm trên một địa điểm thiêng liêng đối với người Do Thái, Cơ đốc giáo và Hồi giáo. Có lẽ vì đây là một đền thờ Hồi Giáo nên phần lớn các cơ đốc nhân khi nhắc đến nó nhưng địa điểm này thật sự là nơi quan trọng đối với những tôn giáo lớn trên thế giới, vì vậy chúng ta cũng nên tìm hiểu một chút về nơi này.


• Đối với người Do Thái, trong nhà thờ mái vòm có tảng đá được gọi là đá nền tảng, người Do Thái tin rằng từ nơi này Chúa đã sáng tạo ra thế giới, và đã tạo dựng nên A-đam người đầu tiên hiện diện trên đất. Tảng đá này cũng là nơi Áp-ra-ham bởi đức tin đã chuẩn bị dâng con trai mình là Y-sác trên Núi Mô-ri-a, tại nơi này Chúa bày tỏ danh Ngài là Di-rê, đây cũng là một nửa của tên gọi Giê-ru-sa-lem và đây cũng chính là nền của Đền thờ Chúa do dân Do Thái dựng nên.



• Đối với những người theo đạo Thiên Chúa, đó là nơi Chúa Giê-xu hài nhi được đưa lên Đền thờ (Lu ca 2:17); nơi mà khi Chúa Jesus 12 tuổi Ngài “trong đền thờ đang ngồi giữa mấy thầy thông thái, vừa nghe vừa hỏi.” (Lu ca 2:41-50; nơi sau này Chúa đã cầu nguyện và giảng dạy - và đuổi những người đổi tiền ra khỏi khuôn viên của Đền thờ và là nơi xảy ra nhiều dấu ấn trong chức vụ Chúa. Trong phần lớn thế kỷ 12, khi quân Thập tự chinh kiểm soát Jerusalem, Nhà Thờ Mái Vòm đã từng là một nhà thờ Thiên chúa giáo thực thụ.


• Đối với người Hồi giáo, Đền Thờ Mái vòm có vòm vàng bao phủ tảng đá thiêng (tảng đá nền tảng với người Do Thái) nơi Muhammad cầu nguyện và đi đến thiên đường trong Hành trình ban đêm từ Mecca đến Jerusalem và trở lại Mecca trên con chiến mã có cánh tên là Al-Burak. Bên cạnh tảng đá có một tượng thờ cao nơi mà người ta tin rằng có chứa một sợi râu của Muhammad.


Nhà Thờ Mái Vòm là thánh địa lớn đầu tiên do đạo Hồi xây dựng nhưng nó không phải là một nhà thờ Hồi giáo mà là một phần phụ trợ cho Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa gần đó.


Là một tòa nhà có tỷ lệ hài hòa lạ thường, Đền Thờ Mái Vòm với mái vòm có đường kính là 20.20 m (66.3 ft) và chiều cao khoảng 20,48 m (67,2 ft), trong khu đường kính mái vòm nhà thờ Mộ Thánh là 20,90 m (68,6 ft) và chiều cao 21,05 m (69,1 ft). Theo Shelomo Dov Goitein đến từ Đại học Hebrew thì Mái vòm đá được xây dựng để mang tính cạnh tranh với các công trình kiến trúc độc đáo của các tôn giáo khác trong khu vực. Ông cho rằng các thợ xây đã dùng các phép đo và số liệu kích thước của Nhà thờ Mộ Thánh.


Mặc dầu được xây dựng bởi Hồi Giáo được ủy quyền bởi Caliph Abd al-Malik trên nền của đền thờ cũ Do Thái Giáo và hoàn thành vào năm 691 sau Công nguyên nhưng cách trang trí phong phú của đền thờ mái vòm này lại là các tác phẩm của các nghệ sĩ Cơ đốc Syria.


Vào năm 1099, khi quân thập tự chinh chiếm được Giê-ru-sa-lem thì Đền thờ Mái vòm đá được trao cho dòng Augustinô và họ đã biến nó thành một nhà thờ, trong khi Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa gần đó cũng đã trở thành một cung điện trong một thời gian. Trong phần lớn thế kỷ 12, công trình này trở thành một trong những trụ sở của các Hiệp sĩ Đền thánh. Các Dòng Hiệp sĩ hoạt động từ năm 1119, họ đã xác định Mái vòm đá đã được xây dựng trên vị trí cũ của đền thờ Solomon vốn đã bị phá hủy từ năm 537 trước công nguyên. Dòng chữ Templum Domini được cho là ám chỉ tới Mái vòm đá trên con dấu chính thức của các đại thống lĩnh của các dòng thánh (như Everard des Barres và Renaud de Vichiers) và nhanh chóng trở thành hình mẫu kiến trúc cho nhà thờ đền thánh trên khắp châu Âu. Chính vì vậy mà tại trên một số các cột trong đền thờ mái vòm có các cây thánh giá, ngoài ra ở phía nam của tảng đá, các bậc thang dẫn xuống một hang động cổ xưa , được gọi là Giếng Linh hồn, nơi gắn liền với nhiều truyền thuyết Do Thái và Hồi giáo. Quân Thập tự chinh đã sử dụng hang động như một tòa giải tội.


Bằng cách xây dựng đền thờ mái vòm, Caliph Abd al-Malik đã cho thấy cho sự biến đổi của Jerusalem, từng là thành phố của người Do Thái, sau đó là thành phố của Cơ đốc giáo, thành phố Hồi giáo và bây giờ là thành phố của người Do Thái.


Ngày nay, người Do Thái tin rằng khi đền thờ thứ ba được xây dựng đó là lúc Đấng Mê-si-a trở lại, có thể lắm lại chính chỗ này, trên nền của đền thờ cũ. Đây cũng là mong ước cháy bỏng từ nhiều thế hệ của người Do Thái.


Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam


bottom of page