“TƯỜNG THÀNH LỚN” CỦA Ê-XÊ-CHIA – NƠI CHỨNG KIẾN MỘT TRONG NHỮNG PHÉP LẠ VĨ ĐẠI NHẤT CỦA CHÚA
top of page
Tìm kiếm

“TƯỜNG THÀNH LỚN” CỦA Ê-XÊ-CHIA – NƠI CHỨNG KIẾN MỘT TRONG NHỮNG PHÉP LẠ VĨ ĐẠI NHẤT CỦA CHÚA



Thành phố Jerusalem, thành phố quan trọng nhất, đồng hồ của thế giới, không chỉ trong thời đại ngày nay mà thành phố này đã như vậy từ khi thành lập. Nhiều nơi trong thành phố Jerusalem là nơi ghi dấu nhiều những phép lạ đã xảy ra ở đây đây.


Một trong những nơi chứng kiến phép lạ kỳ diệu và vĩ đại của Chúa đó chính là “Tường Thành Lớn” nằm trong Khu phố Do Thái của Thành phố Cổ, cách quảng trường chính chỉ thời gian ngắn để đi bộ.

Bức tường thành này được xây dựng bởi Ê-xê-chia, Vua Công chính của Giu-đa cách đây gần 2.600 năm để ngăn chặn những người Assyria hùng mạnh, siêu cường quốc của thế giới thời bấy giờ, đang uy hiếp và chuẩn bị tiến đánh Jerusalem.


II Sử ký 32 : 1-5 “Sau các việc nầy và sự thành tín nầy, thì San-chê-ríp loán đến trong xứ Giu-đa, vây các thành bền vững, có ý hãm lấy nó. Khi Ê-xê-chia thấy San-chê-ríp đã đến, toan hãm đánh Giê-ru-sa-lem, thì người hội nghị với các quan trưởng và những người mạnh dạn đặng ngăn nước suối ở ngoài thành; họ bèn giúp đỡ người. Dân sự nhóm lại đông, chận các suối và các khe chảy giữa xứ, mà rằng: Làm gì để cho vua A-si-ri đến, thấy có nước nhiều? Người tự can đảm, xây đắp vách thành đã bị hư lủng, xây nó lên đến tận tháp; rồi lại xây một cái vách khác ở phía ngoài; người làm cho vững chắc Mi-lô ở trong thành Đa-vít, và chế nhiều cây lao cùng khiên.”



Thành Giê-ru-sa-lem ban đầu của Vua Đa-vít nằm xa hơn về phía nam của nơi đây. Qua nhiều năm thành phố đã phát triển từ trung tâm lan đến đây và bao phủ cả khu vực này. Dưới sự trị vì của Vua Ê-xê-chia thì thành phố đã phát triển cách mạnh mẽ và vào thời kỳ này đã có số lượng lớn những người tị nạn tràn đến sau khi vương quốc phía Bắc của Israel sụp đổ.


Khi người A-si-ri loán đến và uy hiếp dân sự Chúa thì Ê-xê-chia đã khích lệ dân sự Chúa mạnh mẽ để xây dựng bức tường và chuẩn bị để bảo vệ thành phố . II Sử ký 32 : 6-8 chép “Người lập những quan tướng trên dân sự, rồi hiệp lập chúng lại gần mình tại phố bên cửa thành, nói động lòng chúng, mà rằng: Khá vững lòng bền chí, chớ sợ, chớ kinh hãi trước mặt vua A-si-ri và đám quân đông đảo theo người; vì có một Đấng ở cùng chúng ta thắng hơn kẻ ở với họ: Với người chỉ một cánh tay xác thịt; còn với chúng ta có Giê-hô-va Đức Chúa Trời của chúng ta, đặng giúp đỡ và chiến tranh thế cho chúng ta. Dân sự bèn nương cậy nơi lời của Ê-xê-chia, vua Giu-đa.”


Người A-si-ri với 185.000 quân của họ, có lẽ là đội quân lớn nhất mà thế giới từng biết cho đến lúc đó, đội quân này đã chinh phục các thành phố kiên cố khác của Judah, và sau đó lên đường để đến chiếm đóng Jerusalem.


Ê-xê-chia đã hành động rất nhanh chóng, và ông đã xây dựng bức tường này xung quanh các khu vực mới của thành phố để bảo vệ những cư dân mới của thành phố. Bức tường dày 7 feet và cao 28 feet.

Vì Jerusalem là một thành phố nằm giữa các thung lũng và những ngọn đồi, nên bức tường phải được xây dựng theo địa hình, để lại một số ngôi nhà không may nằm ngoài bức tường thành. Những ngôi nhà nằm bên ngoài bức tường vẫn còn những chứng tích ngày nay ( Ê-sai 22:10).


Quân đội của A-si-ri chưa bao giờ thua trận nào trong lịch sử vào thời điểm đó, và Ê-xê-chia biết rằng chỉ có phép màu mới có thể cứu họ. Ê-xê-chia và cha vợ tương lai của mình là tiên tri Ê-sai đã cầu nguyện để Đức Chúa Trời can thiệp. Đức Chúa Trời đã hứa với Ê-sai rằng sẽ không có người A-si-ri nào vào thành phố, và dân chúng đã đi ngủ.

“Trong đêm đó, có một thiên sứ của Đức Giê-hô-va đi đến trong dinh A-si-ri, và giết một trăm tám mươi lăm ngàn người tại đó. Sáng ngày mai, người ta thúc dậy, bèn thấy quân ấy, kìa, chỉ là thây đó thôi.” ( II Các-vua 19:35). Phép lạ đã diễn ra ngay bên cạnh “Bức tường lớn” .



Trong nhiều năm, các nhà khảo cổ học đã nói rằng câu chuyện chưa bao giờ xảy ra, bởi vì không có hài cốt nào từ thời kỳ này thậm chí được tìm thấy ở cách xa Thành phố David này. Họ nhấn mạnh rằng thành phố đã không phát triển đến mức này.


Lập luận đó đã thay đổi sau Chiến tranh 6 ngày năm 1967, khi Jerusalem được giải phóng khỏi Jordan. Trong 19 năm bị Jordan chiếm đóng, Khu phố Do Thái và các thánh địa của nó đã bị phá hủy để xóa bỏ mọi bằng chứng về mối liên hệ của người Do Thái với vùng đất này. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy được các mảnh vỡ , các chứng tích và tìm thấy bức tường này được đề cập trong Kinh Thánh.


Đồ gốm được tìm thấy trong khu vực có niên đại tương đương với câu chuyện đã được chép trong Kinh thánh. Bởi vậy, ngày nay “Tường thành lớn” này là nhân chứng sống cho một trong những phép màu vĩ đại nhất của lịch sử.


Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam.


bottom of page